Cảm nhận bức tranh mùa xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ
Trình bày cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .
( Nguyễn Du , Truyện Kiều )
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng .
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
HELP ME !!!!!
Trả lời (1)
-
* Mở bài:
Mùa xuân vốn là một đề tài lớn trong thi ca từ xưa đến nay. Có thể nói, trong sự nghiệp của mình, nhà thơ nào cũng có ít nhất một lần viết về mùa xuân. Mùa xuân là mùa của cây xanh trái ngọt, cỏ tươi hoa thắm, bầu trời lồng lộng sáng trong. Mùa xuân là mùa của tình yêu nồng thắm, mùa của lễ hội tưng bừn, rộn rã. Tuy viết ít trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhà thơ Thanh Hải cũng đã kịp để lại một bài thơ xuân nồng ấm yêu thương, đóng góp một sắc màu nhỏ nhỏ trong bức tranh mùa xuân rộng lớn của nền thi ca dân tộc.
* Thân bài:
Mở đầu bài thơ, hiện lên một bức tranh mùa xuân đầy sắc màu và âm thanh hòa quyện trong đất trời đang rừng rực sức sống. Hình ảnh thơ chuyển đổi lần lượt theo cái nhìn của nhà thơ. Không gian thay đổi từ thấp lên cao, từ gần ra xa, xa dần đến mờ khuất. Hình ảnh thơ Thanh Hải không có gì mới lạ, không rực rỡ nhưng đã thu hút được cái nhìn của người đọc. Sự bình dị khiến người ta chú ý. Đầu tiên là hình ảnh bông hoa tím biếc giữa dòng sông xanh:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”.
Không quá đột ngột nhưng sắc tím hoa lục bình lập tức tạo cho bức tranh một cái nền hòa dịu, đượm chút u buồn. Từ “mọc” làm cho ý thơ mạnh mẽ nhưng không làm sao tránh được sự đơn độc của “một bông hoa tím biếc”. Câu thơ làm ta chợt nhớ đến bài hát “Hoa Tím Lục Bình” của Bích Tuyền:
“Ϲó một loài hoa buồn trôi lững lờ
Theo nước hững hờ xuôi mãi về đâu
Vẫn trôi trôi chẳng hết sầu
Nên loài hoa ấу đượm màu tím thương.
Ϲó một loài hoa vừa trôi vừa nở
Em lấу chồng rồi anh ở vậу thôi
Nữa mai thương đứng nhớ ngồi
Biết loài hoa ấу vừa trôi vừa buồn”.
Hoa lục bình nở quanh năm, đâu chỉ riêng gì mùa xuân. Nhưng trong bức tranh xuân ấy, nó góp một sắc màu thầm lặng, nhỏ bé. Hoa lục bình tím nhạt theo kiểu sắp tàn phai, không kiêu kì, không rực rỡ. Giữa bức tranh mùa xuân xanh bất tận, nó lại càng lẻ loi vô cùng.
Từ “một bông hoa” đã nói lên tất cả. Dường như nó đang cố sức bung nở tận cùng. Cố dâng hiến hết cho đời nguồn sinh lực cuối cùng trước khi đi vào tàn héo. Sự lẻ loi, hiu hắt, đượm buồn chứ không phải là điểm nhấn đầy nghệ thuật như cành lê trắng trong thơ Nguyễn Du:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Phải chăng, qua bông hoa lục bình tím biếc ấy, Thanh Hải muốn nói đến đời người, kiếp người trong cõi phù sinh mênh mang. Dòng sông xanh ấy hay chính là dòng đời chuyên chở bao cuộc đời người. Bông hoa hay chính là kiếp người nhỏ bé, nổi trôi. Hoa chỉ nở có một lần rồi đi vào luân hồi chuyển biến. Hai từ “tím biếc” khiến người đọc có cảm giá nao nao. Tím biếc là tím rực rỡ, tím tận cùng. Cái đẹp đang ở thời kì huy hoàng, rực rỡ nhất. Nghĩa là nó sắp tàn phai, tạo nên cảm giác tiếc nuối vô cùng.
Có thể nói, đó chính là tâm trạng chân thật của Thanh Hải khi ông đang nằm trên giường bệnh. Khi sắp lìa xa cuộc đời mà những trăn trở vẫn còn khiến nhà thơ ham sống tận cùng. Ông còn muốn tiếp tục được cống hiến, được tươi xanh, được tô điểm cho cuộc đời đẹp đẽ này dù rất thầm lặng. Chính khát vọng ấy đã làm cho câu thơ trở nên ấn tượng. Lói thơ giản dị, không có gì cầu kì, thủ pháp đảo ngữ tinh tế khiến cho hình ảnh thơ nổi bậc trên nền cảnh rộng lớn.
Từ dưới mặt đất, dường như để thoát ra khỏi sự ám thị ấy, nhà thơ ngước nhìn lên bầu trời cao và không khỏi ngỡ ngàng:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng chim chiền chiện vút tận trời xanh, khuấy động không gian trầm lắng. Tiếng chim lảnh lót, thanh cao thả vào không gian thứ âm thanh mê hoặc đầy quyến rũ.
Nếu ở đồng quê, mấy ai không biết đến loài chim này. Đó là “ca nữ” của bầu trời cao. Với thân hình nhỏ bé nhưng tiếng hót lại rất thanh. Chim chiền chiện thường bay vút lên bầu trời cao. Cánh chim bay lên cao mãi cho đến khi hình bóng nó chỉ còn bé xíu và cất cao tiếng hót. Tiếng hót vang dội khắp đất trời, khiến cho muôn loài im tiếng, cỏ cây tĩnh lặng lắng nghe khúc nhạc xuân đầy khí thế.
Nó hót bằng tất cả sinh lực mình. Có khi như gào thét giận dữ. Có khi như líu ríu tâm tình. Có khi lại gắt gỏng, chua ngoa. Tiếng chim vang vọng hòa thắm bức tranh xuân. Âm thanh réo rắt kết nối vạn vật lại với nhau trong khúc ca cuồng say bất tận.
Nghe tiếng chim hót nhà thơ tự hỏi “hót chi mà vang trời”. Thi sĩ vừa khâm phục vừa cảm thương cho chàng ca sĩ ấy. Làm sao để lí giải niềm say mê ấy. Kể cả anh chàng nghệ sĩ đồng quê kia cũng không thể cho một câu trả lời vừa ý.
Qua hình ảnh con chim chiền chiện, Thanh Hải nhẹ nhàng gửi đến người đọc một thông điệp rằng đã dâng hiến thì không cần biết tạo sao và vì sao. Chỉ đơn giản là hãy sống và cống hiến cho cuộc đời những tinh anh của mình. Sống là tận lực dâng hiến. Dù là rất nhỏ bé, dù là rất bình thường nhưng không bao giờ là vô nghĩa.
Mỗi cá nhân đều biết sống vì cuộc đời, tận lực vì cuộc đời thì cuộc sống sẽ thêm tười xanh, tràn đầy ý nghĩa. Mỗi một mùa xuân nhỏ hòa quyện lại với nhau sẽ làm nên mùa xuân lớn của đất trời. Như bông hoa lục bình kia, lẻ loi mà tươi thắm. Như con chim chiền chiện kia, cô độc mà nồng nhiệt đến tận cùng. Bất giác, nhà thơ như rơi vào thế giới của nhiệm màu. Cả thế giới hòa đọng trong tiếng chim, buông lơi khắp bầu trời:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Từ “hứng” được dùng thật đắc địa. Tiếng chim chiền chiện giờ đây như hiện hình thành từng giọt âm thanh rơi khiến ta có thể bắt lấy, có thể hứng lấy được. Tiếng chim chiền chiện như kết tụ sắc xuân, khí xuân, tình xuân thành giọt ngọt dâng lên cho trời đất đang trong kì chuyển hóa siêu năng.
Chỉ một từ “hứng” thôi, nhà thơ đã “bắt” mùa xuân trên tay, nắm giữ lại cái dòng chảy của tạo hóa. Câu thơ khẳng định tư thế chủ động làm chủ cuộc đời của con người. Ông muốn ôm vào lòng tất cả cái say mê, cái quấn quýt, cuồng nhiệt của cuộc đời đang trải rộng ra trước mắt, muốn làm chủ quy luật của đất trời, giữ mãi cái tươi canh của mùa xuân cho cuộc đời này.
* Kết bài:
Không dụng công, không ẩn ý, cứ tự nhiên, Thanh Hải đã lặng lẽ tô thắm cho mùa xuân, kí thác vào đó tâm tư. Ông luôn muốn mình là “một mùa xuân nhỏ nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” những tinh anh, mật ngọt, góp sức làm nên mùa xuân lớn của đất trời, của đất nước. Đó là một khát vọng cao đẹp,sáng ngời lí tưởng cách mạng, thật đáng trân trọng biết bao.bởi Nguyễn Thị Ngọc Ánh 14/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời