Bình giảng tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
Bình giảng tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
Trả lời (1)
-
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán viết theo thể chương hồi như Tam quốc chí diễn nghĩa của Trung Quốc. Tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ mười bốn của tác phẩm ghi lại sự kiện Tôn Sĩ Nghị vào nước ta để thực hiện ý đồ xâm lược và sự thất bại thảm hại của chúng cùng bè lũ bán nước, hại dân Lê Chiêu Thống, đồng thời ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Đống Đa lịch sử.
Để khắc họa hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, các tác giả Ngô gia văn phái khi thì dùng bút pháp trực tiếp, khi thì dùng bút pháp gián tiếp để góp phần vào việc phản ánh nhân vật mang tính trung thực và có giá trị thuyết phục cao. Tác giả đã mượn lời người cung nhân nói với thái hậu về Nguyễn Huệ: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện hùng mạnh và có tài dùng quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết, hắn bắt Lưu Chinh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét… thì địch làm sao nổi”.
Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, quyết đoán; là một nhà mưu lược, một nhà quân sự thiên tài. Ông đã quyết đoán trước những biến cố lớn mà không tỏ ra một chút nao núng. Khi nghe Vân Tuyết cấp báo về sự kiện Tôn Sĩ Nghị kéo đại quân vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm “liền họp các tướng sĩ, đích thân chinh cầm quân đi ngay”. Trước khi tiến quân ra Bắc rộng! Khi tiến quân đánh đuổi quân Thanh ông đã nghĩ đến kế sách lâu dài là dùng người “khéo lời lẽ” để có thể dẹp “việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng. Người đó chính là Ngô Thì Nhậm. Và cũng ngay lúc này, ông đã có kế hoạch cho mười năm trong hòa bình. Ông quả là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao đại tài – một con người có tầm nhìn xa trông rộng.
Đoạn trích không chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, mà còn kết hợp việc kể với việc miêu tả cái không khí đã xảy ra sự việc ấy một cách cụ thể, sinh động bảo đảm tính khách quan, bởi lẽ các tác giả đã tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc đã khiến ngòi bút của họ không bị bóp méo và đã vượt lên trên thành kiến chính trị của mình (họ là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng nhà Lê) để thể hiện một cách khách quan về hình ảnh Quang Trung là một vị anh hùng dân tộc tuyệt đẹp. Hơn nữa, họ cũng không thể nào đứng về phía ông vua hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà một cách nhục nhã như Lê Chiêu Thống.
Đối lập với hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ là sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống.
Núp dưới danh nghĩa giúp Lê Chiêu Thống để khôi phục Triều Lê, Tôn Sĩ Nghị đem đại binh vượt qua cửa ải, xuyên rừng tiến thẳng vào Thăng Long mà không gặp một sự kháng cự nào. Trong hồi này, tác giả Ngô gia văn phái cho ta thấy hai tính cách đối lập của đạo quân xâm lược nhà Thanh.
Ở giai đoạn đầu, khi Tôn Sĩ Nghị chiếm Thăng Long một cách dễ dàng, khiến chúng càng kiêu căng, buông tuồng, tự hào, chủ quan. Tướng tá thì “ngày càng chơi bời, tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân”, quân lính thì vô kỉ luật tự do hành động, đi lại tùy hứng. Chúng còn huênh hoang khoác lác tuyên bố sẽ kéo quân vào tận sào huyệt của Tây Sơn bắt sống quân tướng Nguyễn Huệ. Điều mà làm cho chúng có thái độ chủ quan như vậy còn là ở chỗ chúng vẫn tin vào lời bịa đặt của Lê Quýnh ở bên ấy mà không hiểu rõ được tình hình ở nước ta như lời người cung nhân đã trình bày với Thái hậu.
Chính vì vậy, khi quân Tây Sơn tiến đánh quân tướng nhà Thanh không kịp trở tay nên thất bại thảm hại. Ngay cuộc chạm trán đầu tiên với quân Tây Sơn ở sông Gián, sông Thanh Quyết, bọn chúng bị mất vía bỏ chạy, nhưng cuối cùng chúng vẫn bị quân Tây Sơn đuổi theo, bắt sống hết. Ở trận Hạ Hồi quân ta bao vây thắt chặt dần, khiến quân Thanh “rụng rời sợ hãi, liền xin hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết”. Ở trận Ngọc Hồi quân Thanh thất trận tan hoang trước khí thế tấn công như vũ bão của quân ta, chúng “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết” còn “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu chạy, lấn nhảy qua cầu rơi xuống nước chết đuối. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được”.
Cùng với sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược nhà Thanh là số phận bi thảm của bọn vua quan phản nước hại dân Lê Chiêu Thống. Bọn chúng đã cố tình “rước voi về giày mả tổ”. Họ quá tin vào lời hứa tốt đẹp của Nghị, thậm chí chúng không có được cái nhìn nhận tình hình toàn cục, sâu sắc như người “cung nhân cũ” từ phủ Trường Yên ra.
Đoạn trích đã ghi lại thái độ thụ động, hèn mạt của vua Lê Chiêu Thống, Lê Quýnh chỉ là một kẻ đê hèn, ngày ngày sang chầu chực ở dinh quân giặc Nghị mắng nhiếc hết sức thậm tệ.
Đến khi quân tướng nhà Thanh tháo chạy trước những đòn tấn công của quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước chống chạy lên phía Bắc nhằm theo gót bọn giặc để hòng xin sự che chở. Trong cuộc “hội ngộ” của Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị ở ải phía Bắc càng thể hiện rõ sự thảm hại của thầy lẫn tớ. Trong lời từ biệt giữa chủ và tớ đặc biệt sĩ diện hão. Đối với Thống “…Kính chúc tướng quân về triều được hai chữ “vạn phúc”, còn riêng mình thì “ở lại đất nước, thu nhặt dân binh, để tính việc nối lên chuyến khác”. Nếu sự thế không xong, lại xin sang hầu tướng quân, như thế cho tiện”. Còn Nghị thì “Nguyễn Huệ Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi”.
Hành động của Lê Chiêu Thống và những người trung với ông ta là hành động của những con người đã khước từ nguyện vọng độc lập của dân tộc đế gắn vận mệnh của mình với kẻ xâm lược, và đã phải chịu số phận bi thảm của chúng. Và cũng thật đau buồn, nhục nhã hơn, khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Bằng lối kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, đoạn văn không chỉ thể hiện một cách khách quan về sự việc đã xảy ra mà còn bộc lộ thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với bọn xâm lược và bè lũ bán nước hại dân,
Hoàng Lê nhất thống chí và hồi thứ mười bốn là một tác phẩm lịch sử mang đậm màu sắc văn chương đã ghi lại những sự kiện lịch sử cụ thể, sinh động của một giai đoạn, lịch sử có nhiều biến động sâu sắc, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê – Trịnh và quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn, với hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước, tiêu diệt giặc ngoại xâm.
bởi thủy tiên 15/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời