YOMEDIA
NONE

Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?

Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

    • Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp
    • Các bài xã luận, bình luận
    • Bài phát biểu ý kiến trên báo chí
      bởi minh dương 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Các dạng văn nghị luận

    Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

    Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng được đặt ra, có thể là hiện tượng tốt, có thể là hiện tượng xấu. Điều cốt lõi mà một bài văn nghị luận là đưa ra được những ý kiến bàn về các hiện tượng đó. Từ đó đưa ra các đánh giá hay giải pháp cho vấn đề.

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống có thể là các hiện tượng mới nổi dang rất nóng hiện nay hoặc là hiện tượng từ lâu chưa thể giải quyết. Vì vậy tính khách quan và chặt chẽ trong các luận điểm là điều rất cần thiết. Nội dung phải đầy đủ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết vấn đề.

    Cách làm:

    NL về hiện tượng đời sống tốt:

    MB: Nêu hiện tượng đời sống tốt, khẳng định tính đúng đắn của hiện tượng

    TB: – Giải thích hiện tượng (nếu có), trả lời câu hỏi: Hiện tượng đó là gì?

    – Nêu biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng đời sống tốt, trả lời câu hỏi: Gồm những gì? Tại sao? Như thế nào?

    – Chứng minh tính đúng đắn của hiện tượng đó.

    – Dẫn chứng

    KB:  – Khẳng định lại

    – Mở rộng: đánh giá và nêu bài học (nếu có)

    NL về hiện tượng đời sống xấu:

    MB: Giới thiệu tính cấp thiết của vấn đề

    TB: – Giải thích (nếu có)

    – Nêu biểu hiện, thực trạng của hiện tượng

    – Nêu nguyên nhân, trả lời câu hỏi Tại sao có hiện tượng đó?

    – Nêu hậu quả, trả lời câu hỏi Hiện tượng đó gây ra tác hại gì?

    – Đưa ra giải pháp: gồm giải pháp từ phía chủ quan (bản thân con người) và giải pháp khách quan (Phía cơ quan chức năng). Thường thì có bao nhiêu nguyên nhân sẽ có bấy nhiêu giải pháp.

    KB: Nêu lại tính cấp thiết cần giải quyết vấn đề.

    – Mở rộng: kêu gọi hướng tới hành động.

    Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

    Là bàn luận về các tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống bao gồm cả tư tưởng, đạo lý tốt hoặc xấu.

    Cách làm:

    NL về tư tưởng đạo lý tốt:

    MB: Giới thiệu về tư tưởng tốt và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

    TB: – Giải thích (nếu có)

    – Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: Nêu lên các luận điểm và luận cứ,

    + Trả lời câu hỏi: tại sao + luận điểm

    + Dẫn chứng cho mỗi luận cứ

    – Phê phán một số bộ phận đi ngược lại đạo lý và đưa ra lời khuyên.

    – Mở rộng: nêu mặt trái của vấn đề để nhìn nhận một cách toàn diện hơn

    KB: – Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề

    – Đánh giá và nêu bài học (nếu có)

    NL về tư tưởng, đạo lý xấu

    MB: Giới thiệu tư tưởng đạo lý xấu, đưa ra quan điểm phản bác tư tưởng

    TB: – Giải thích (nếu có)

    – Phân tích mặt hại của tư tưởng: đưa ra các luận điểm , luận cứ và dẫn chứng

    – Phê phán những người đang theo tu tưởng này và đưa ra lời khuyên

    – Mở rộng: Đặt ở khía cạnh khác tư tưởng có xấu hay không?

    KB: – Khẳng định lại quan điểm sai lệch của vấn đề

    – Đánh giá và đưa ra bài học (nếu có)

    Nghị luận văn học

    Nghị luận văn học là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện hay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.

    NL về một đoạn thơ, bài thơ

    MB: Giới thiệu cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

    TB: – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của bài thơ; vị trí đoạn trích nằm đâu trong bài thơ (khổ mấy, nói về nội dung gì?)

    – Phân tích cái hay của đoạn thơ, bài thơ: phân tích từ nghệ thuật đến nội dung

    – Mở rộng:

    + Đánh giá về mặt nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ

    + So sánh với các bài thơ cùng đề tài để thấy cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

    KB:

    – Khẳng định lại cái hay của đoạn thơ, bài thơ

    – Đánh giá và nêu cảm nhận: Đoạn thơ, bài thơ mang lại cảm xúc như thế nào?

    NL về một tác phẩm truyện:

    MB: Giới thiệu tác phẩm truyện

    TB: – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

    – Chứng minh các vấn đề về tác phẩm truyện đó:

    + Nhan đề truyện

    + Số phận các nhân vật

    + Cốt truyện

    – Mở rộng: đánh giá về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng (nếu có)

    KB:

    – Khẳng định lại cái hay của tác phẩm truyện

    – Đánh giá và nêu cảm nhận: suy nghĩ và bài học rút ra (nếu có)

      bởi Huất Lộc 29/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON