Phát biểu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước
Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng).
Trả lời (3)
-
Mùa xuân, mùa xuân
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân, mùa xuân
Mùa xuân tôi xin hát
Khúc nam ai nam bằngNhững vẫn thơ về tình yêu đối với mùa xuân, đối với cuộc sống như vang vọng lên trong tâm hồn của mỗi nhà thơ. Chúng như truyền nhịp đập về tình yêu tổ quốc, tình yêu nồng cháy tới những người đọc, người nghe như chúng ta. Và nhắc tới những tác phẩm nói về tình yêu đối với quê hương đất nước thời kì kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới “ sài gòn tôi yêu” ( Minh hương) và “ mùa xuân của tôi” ( Vũ bằng). đó đều là những tác phẩm hay nói về tình yêu tới quê hương Việt Nam và cụ thể hơn chính là tình yêu tới hai miền của Tổ quốc là Hà Nội và Sài Gòn.
Là những con người Việt Nam, ai mà không biết tới Sài Gòn- thành phố nổi tiếng nhất của Việt Nam với hình ảnh của một thành phố thân thiện và hòa đồng với nhiều những khu buôn bán sầm uất. Những ai đã từng tới Sài Gòn thì luôn thương nhớ còn những ai chưa từng tới thì lại khao khát được đặt chân tới nơi đây một lần. qua tác phẩm, Sài Gòn hiện lên trong mắt người đọc với những cảm nhận một cách tinh tế của tác giả qua những đặc trưng riêng nhất của Sài Gòn như thời tiết nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào nhưng mau dứt,…hay với những sự thay đổi trong những thời khắc khác nhau qua những hình ảnh đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ,…Qua đây, chúng ta mới thấy được tình yêu chan chứa của tác giả dành cho nơi đây. Bởi chỉ có những tình yêu sâu nặng thì những thói quen, những gì tưởng chừng như nhỏ bé và đơn giản nhất mới được tác giả khắc họa một cách vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa. Thậm chí Minh Hương còn dùng cả câu tục ngữ “ yêu nhau yêu cả đường đi”.
Những vẻ đẹp của Sài Gòn không chỉ hiện lên qua những hình ảnh của nơi đây mà Sài Gòn còn làm lưu luyến lòng người bởi chính những con người Sài Gòn luôn hòa nhã, dễ chịu, cởi mở thân thiện nhưng cũng vô cùng ý nhị và thấu hiểu lòng người. CHính bởi thế mà Sài Gòn chính là một trong những nơi mà có nhiều người chọn đây là nơi an cư lạc nghiệp. tại đây, không hề có người ở nơi này nơi kia mà tất cả cùng coi nhau là người sài gòn bởi dù bạn tới từ đâu thì khi ở tại đây, bạn chính là một trong những thành viên của nơi đây. Thế mới biết, Sài GÒn in vào lòng người với những hình ảnh tươi đẹp và hạnh phúc như thế nào, và cũng chỉ có những người mang nặng tình cảm với nó mới có thể có được những hiểu biết một cách tinh tế và tỉ mỉ tới như vậy.
PROMOTED CONTENT by Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay Làm tình với bạn sẽ không thể tin được. Bấm vào đây Thử vận may của bạn với cá độ thể thao nhanthuong88.com Mùi hôi sẽ biến mất, nếu chúng ta làm việc này một lần trong ngàyĐó là với Sài Gòn, cò với thủ đô Hà Nội thì tình yêu mà Vũ Bằng dành cho nơi đây cũng không hề thua kém gì. Dù đều là xuất phát từ tình yêu say đắm và nống nhiệt những Vũ Bằng lại yêu Hà Nội bởi những nét cũng rất riêng của Hà Nội mà những nơi khác cũng không thể có được. Đó không phải là thành phố theo xu hướng hiện đại hóa hoàn toàn như Sài Gòn mà Hà Nội gây say lòng người với những nét thanh tĩnh, an hòa cổ kính của nền văn hóa hàng ngàn năm tuổi. Đó quả là một con số ấn tượng đối với bất kì những thành phố nào mà chỉ ở hà nội. Qua bài viết của Vũ Bằng, Hà Nội hiện lên cùng những hình ảnh quen thuộc mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó chính là mùa với cái lạnh của” mưa riêu riêu, gió lành lạnh,” của mùa đông còn lưu luyến lại hòa vào không khí ấm áp mà tràn trể sức sống. trong không gian luôn văng vẳng tiếng trống chèo trong những ngày lễ hội cùng những câu hát huê tình của những người con gái trẻ trung, sôi nổi. Và chúng ta cũng không thể không nghĩ tới những khung cảnh gia đình cùng với bàn thờ hương khói của Phật và tổ tiên. Cả không khí và cảnh vật thiên nhiên cũng được tác giả miêu tả một cách vô cùng tỉ mỉ cùng những cảm nhận tinh tế của mình:” đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, cỏ không xanh mướt… nức một mùi hương xanh mát”. để nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của mình về những kỉ niệm về mùa xuân của đất trời Hà Nội- quê hương của tác giả, ông đã sử dụng hàng loạt những biện pháp tu từ so sánh và lặp lại với những từ ngữ chỉ tình yêu của mình một cách trực tiếp. Và đối với tình yêu nồng nàn ấy dành cho mùa xuân- tác giả sử dụng biện pháp so sánh,, so sánh tình yêu dành cho Hà Nội với tình yêu của những điều chân lí “ ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cẩm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Thế mới biết, tình cảm của con người có thể rộng lớn và in sâu vào trong tâm thức của con người tới mức như thế nào.
Cả hai tác phẩm tuy nói về những địa điểm thành phố khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là đều nói về tình yêu quê hương đất nước một cách nồng nàn qua những hình ảnh thể hiện sự quan sát vô cùng tinh tế và tỉ mỉ mà có lẽ không phải ai cũng có thể làm được.
bởi Nguyệt Mặc 29/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Qua hai văn bản "Sài Gòn tôi yêu" và "Mùa xuân của tôi" tác giả Minh Hương và Vũ Bằng chẳng những đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà còn luyện sâu cho độc giả tình cảm thiêng liêng, quý báu đó.
"Sài Gòn tôi yêu” là mối tình dai dẳng bền chặt đối với Sài Gòn, là tình yêu và niềm tự hào của tác giả Minh Hương. Cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và thời tiết, cư dân ở đây được tác giả cảm nhận rất sâu sắc. Ngay từ đầu bài văn, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn qua cách đối chiếu, so sánh và ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với bốn ngàn năm lịch sử của đất nước, nhà văn đã khẳng định "cái đô thị này còn xuân chán". Và hình ảnh so sánh độc đáo "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà”, hình ảnh ẩn dụ: Cái đô thị ngọc ngà này...”. Thành phố Sài Gòn quá thực rất tươi trẻ, đang độ xuân xanh., khoẻ khoắn vươn cao tràn trề sức sống nhưng lại theo gọn trong hình hài của ngọc ngà, quý hiếm. Bên cạnh đó còn có những cụm từ "còn", "cứ", "đương biểu hiện rõ sự trỗi dậy sức xuân, tràn đầy hứa hẹn, tình cảm mến yêu với mảnh đất này. Sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế và nồng nàn hơn bởi tình cảm đang trỗi dậy, không nén nổi cảm xúc của mình. Đó là tình yêu chân thành mãnh liệt, đắm say, cuồng nhiệt đối với thành phố Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng biện pháp so sánh, phép liệt kê và đại từ "yêu" được nhắc lại tới sáu lần kết hợp với nhịp văn nhanh gấp.
"Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông ôm ấp mối tình đầu chứa nhiều ngang trái". Thành phố Sài Gòn như một người bạn tình, một người bạn tri âm tri kỉ. Qua sự cảm nhận về khí hậu của Sài Gòn, tác giả như một lần nữa muốn nhấn mạnh tình cảm đó. Không yêu, không đắm say thì sẽ không phát hiện ra những gì riêng biệt nhất của Sài Gòn. Nào là yêu "nắng sớm, yêu những buổi chiêu lộng gió. Nào là đang ui ui bỗng trong vắt như thủy tinh. Sự thay đổi đột ngột, bất ngờ của thời tiết kỳ diệu làm sao! Trong thời tiết ấy, nhịp điệu cuộc sống của thành phố lúc thì náo động, dập dìu xe cộ lúc thì "đêm khuya thưa thớt tiếng ồn" hay " cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương". Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
Không chỉ yêu thiên nhiên, khí hậu nơi đây mà đó còn là sự cảm nhận về phong cách người Sài Gòn. Đó là: tự nhiên, chân thành, bộc trực, dễ cởi mỡ, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Bằng sự hiểu biết lâu bền của mình về con người Sài Gòn suốt năm mươi năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được thể hiện qua đời sống hàng ngày và hoàn cảnh thử thách của lịch sử: bất khuất, dũng cảm, kiên cường... tạo nên phong cách riêng của người Sài Gòn. Dù trong mỗi câu văn không nhắc đến từ "yêu" nào nhưng đã bộc lộ biết bao tình cảm mến yêu, tình nghĩa đối với mảnh đất thân yêu máu thịt này. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sư cảm nhận độc đáo và tinh tế của tác giả thành phố Sài Gòn hiện lên thật năng động, trẻ trung và xiết bao yêu thương! Qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận về thành phố của mình tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm với mảnh đất quê hương nhưng tình cảm nổi bật nhất trong từng đoạn văn, câu văn là tình yêu quê hương đất nước. Có lẽ rằng, xuất phát từ tình cảm chân thành này mà tác giả mới viết nên văn bản độc đáo "Sài Gòn tôi yêu".
Không bao quát mọi mặt đời sống xã hội và thiên nhiên nơi mảnh đất mình yêu quý như tác giả Minh Hương, trong đoạn trích "Mùa xuân của tôi", nhà văn Vũ Bằng tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê.
Tác giả đưa người đọc ngược về quá khứ, trở lại với những tháng năm sống ở Hà Nội của mình để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân; để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân xứ sở. "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội". Nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng câu văn ngân nga, như những tiếng reo vui như thế. Mùa xuân của riêng tôi - mùa xuân của Bắc Bộ, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân gần hơn nữa, riêng tư hơn nữa bởi mùa xuân đó chính là mùa xuân của quê hương mà tác giả ngày đêm đau đáu hướng về. Bằng phép điệp từ "mùa xuân" được nhắc đi nhắc lại bốn lần trong một câu văn như khơi nguồn cho mạch cảm xúc dâng trào, nối liền hiện tại với quá khứ, đưa tác giả tới miền Nam xa xôi trở về sống trong lòng của mùa xuân Hà Nội - quê hương yêu dấu. Nhớ về mùa xuân của Hà Nội, nhớ về mùa xuân của quê mình, tác giả sử dụng liên tiếp các điệp từ làm nổi bật cái đặc trưng của mùa xuân. Thủ đô yêu dấu. Đó là tiết trời “gió lành lạnh”, “mưa riêu riêu”, tiếng trống của đêm hội chèo vang lên trong đêm xanh, những câu hát tỏ tình ngọt ngào của đôi trai gái yêu nhau vọng lại,...
Nhiều sự vật như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân. Tất cả reo vui rằng mùa xuân quê hương đã về, không khí êm đềm trong trẻo mơn man đã tràn ngập bao trùm lên mọi cảnh vật.
Mùa xuân đã khơi dậy ở con người ta sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Đó là sự biểu hiện của sức sống: Không uống rượu rồi cũng phải say, nhựa sống như trong người căng lên như lộc của loài nai như lộc của mầm non tuôn trào. Sức sống kỳ diệu của mùa xuân - một mùa xuân thần thánh tiềm chứa sức mạnh thiêng liêng, huyền bí. Tất cả như đang hồi sinh, khơi dậy khát vọng cao đẹp nhất của con người đó là khát khao sống và yêu thương. Mùa xuân cùng với ngày tết cũng là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng người tình cảm gia đình gắn bó, hướng về cội nguồn. Với những giọng điệu thiết tha và dòng chảy cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ, tác giả đã giúp ta cảm nhận được những điều kì diệu của mùa xuân đem đến: nó tiếp thêm cho ta tình yêu quê hương, khơi dậy trong ta những giá trị tinh thần cao quý. Một mùa xuân đẹp quá, vui quá, một mùa xuân ngọt lành trong trẻo và đáng yêu làm sao. Trên mảnh đất hôm nay, người chiến sĩ phải rời xa quê hương, sinh sống trên đất khách quê người thì tình yêu quê hương, nỗi nhớ da diết quê hương sẽ không phai mờ trong anh.
Hai nhà văn phải thân thiết, gắn bó với mảnh đất quê hương đến nhường nào thì mới viết nên những áng văn đặc sắc đến thế. Hai văn bản gợi lên trong ta biết bao cảm xúc nhưng tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện sâu lắng và đậm nét qua sự cảm nhận về thành phố Sài Gòn và mùa xuân Hà Nội. Hai bài tùy bút đã giúp người đọc tận hưởng được những tình cảm nồng nàn, đằm thắm và tình yêu bền chặt, thủy chung với mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu. Đó là tình yêu mến, tự hào về quê hương, là sự ngưỡng mộ, đắm say mùa xuân Hà Nội Cũng là tình vêu thương quê hương nhưng sự biểu hiện lại có những nét riêng đặc biệt không thể trộn lẫn.
Tình yêu quê hương đất nước là tiếng nói chung mà hai văn bản muốn gửi gắm đến chúng ta và để nhắc nhở chúng ta rằng:
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người".-nguồn : sachgiai.com
bởi B Ming_ 03/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
bởi Lê Trần Khả Hân 27/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời