YOMEDIA
NONE

Phát biểu cảm nghĩ về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài "Côn Sơn Ca"

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

    Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

    Núi láng giềng, chim bầu bạn

    Mây khách khứa, nguyệt anh tam

    (Thuật hứng - Bài 19)

    Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

    Côn Sơn có đá rêu phơi

    Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

    Trong ghềnh thông mọc như nêm,

    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

    Trong rừng có bóng trúc râm,

    Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

    (Trích Côn Sơn ca).

    Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

    Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm,

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

    Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

    Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

    Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

    Côn Sơn có đá rêu phơi,

    Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

    Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

    Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

    Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

    Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

    Thuyền chở yến hà nặng vay then

    (Thuật hứng - Bài 24)

    Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

    Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

    Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

    (Quốc Âm thi tập - Bài 160)

    Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào

      bởi Nguyễn Thảo 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu Nguyễn Trãi xưa đã từng đắm mình trong cảnh Côn Sơn đẹp, từng thả hồn trong tiếng suối, trong bóng trúc râm của cảnh thiên nhiên kì thú, thơ mộng; thì Hồ Chí Minh nay chưa ngủ được cũng vì cảnh khuya như vẽ với tiếng suối trong như "tiếng hát xa" và bóng trăng lồng vào cây, hoa lung linh huyền ảo, và khi bàn xong việc quân thì người nghệ sĩ ấy lại đắm mình trong ánh trăng bát ngát đầy thuyền. Còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà tưởng như dòng thác treo giữa trời, như sông Ngân rơi tự chín tầng mây xuống.

    Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.

    Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:

    Bui một tấc lòng ưu ái cũ
    Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

    Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.

      bởi @%$ Đạo 24/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.

    Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:

    Bui một tấc lòng ưu ái cũ
    Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
     

      bởi phùng kim huy 24/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF