YOMEDIA
NONE

Phân tích câu học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời...

phân tích câu: học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu 10 đồng

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Có câu chuyện kể rằng:

    Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

    Người tiều phu thấy vậy, chỉ mỉm cười đồng ý. Ông vốn không muốn phân tài cao thấp hay kiếm tiền từ việc cá cược, nhưng ông muốn vị học giả hiểu ra giá trị sâu sắc hơn của trí tuệ nên đã đồng ý. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”. Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

    “Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi”. Học giả vô cùng sửng sốt, không nói được lời nào, còn vị tiều phu chỉ mỉm cười lương thiện.


    Khôn ngoan và trí tuệ không phải bạn học cao hay thấp, càng không do bạn có ít hay nhiều kiến thức, nó thực sự ở thái độ của bạn đối với tri thức như thế nào. Chúng ta đều biết rằng, khoa học hiện nay là sự tiến bộ dần dần, con người không ngừng nhân thức lại mới, tìm kiếm những tri thức mới. Chỉ khi có những điều mới mẻ được tạo thành thì xã hội mới phát triển được. Nhưng cũng có những người, cho rằng mình đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” mà không chịu tiếp nhận, họ cứ muốn ôm giữ mãi những thứ cũ rích mà họ có được rồi tự ảo tưởng rằng mình trí tuệ hơn người.

    Chẳng phải khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, rằng tổ tiên của con người là loài vượn cổ, chối bỏ nguồn gốc từ Thần của con người, và người ta cũng đã từng coi đó là “chân lý” mà tôn sùng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, cái Thuyết tiến hóa đầy sơ hở đó đã bị đưa ra ngoài ánh sáng, có nhiều nhà khoa học qua các nghiên cứu và tìm tòi đã dũng cảm lên tiếng vạch trần sự lừa dối này.

    Ví như Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:

    “Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy của thuyết tiến hóa…”

    Hay như câu chuyện về Galileo với câu nói bất hủ “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” thì sao? Chẳng phải nó cũng “đi ngược” chân lý mà con người tôn sùng từ rất lâu rồi hay sao?

    Những điều bạn cho là đúng ngày hôm nay, rất có thể ngày mai lại không còn đúng nữa. Vậy nên con người cần có một tâm thái rộng mở để đón nhận những cái mới và khiêm tốn học hỏi, đó mới là người trí tuệ.

    Như vị học giả kia, tự cho rằng mình có khả năng, thông tường tri thức, mà xem thường người tiều phu, không ngờ lại tự làm trò cười.

    Có câu “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, thế nhưng có nhiều người không hiểu được điều đó, thường hay cho rằng mình có khả năng và trí tuệ hơn người mà thích thể hiện và phô diễn.

    Người xưa đã dậy rằng: “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”
    Nước sâu chảy không nghe một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy thành tiếng róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn, chỉ nghe thấy ồn ào mà không có nội hàm bên trong. Còn người cao minh, khiêm nhường sẽ giống như một nguồn nước sâu, lặng lẽ mà uyên bác. Vậy bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?

      bởi Đặng Thị Minh Tâm 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

    Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:

    "Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?".

    Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

    "Tôi cũng không biết!", tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:

    "Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi." Học giả vô cùng sửng sốt.

    Bài học rút ra:

    Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống "dở khóc dở cười". Họ không biết một điều rằng "thông minh sẽ hại thông minh", người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng. Truyện cực ngắn về người tiều phu khiến chúng ta phải suy nghĩ về đức tính khiêm tốn.

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo tại đây:

    => https://lazi.vn/ndtd/d/nguoi-tieu-phu-va-hoc-gia

      bởi Huất Lộc 12/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF