YOMEDIA
NONE

Kể về cuộc đời của Nguyễn Khuyến

Hãy kể về cuộc đời của Nguyễn Khuyến

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông có tâm hồn rộng mở, yêu cuộc sống, yêu làng quê thiên nhiên. Dường như thơ của ông chân thật, mộc mạc, gần gũi giống như con người của ông vậy.

    Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ có thể kể đến như: Quế sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Yên Đỗ thi tập, Cẩm Ngữ và còn rất nhiều sáng tác về bài ca, văn tế, câu đối bài hát ả đào được rất nhiều người yêu thích. Trong đó có tập thơ “Quế sơn thi tập” với hơn 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm được viết theo nhiều thể loại khác nhau.

    Đối với các bài thơ viết bằng chữ Hán, Nguyễn Khuyến thường viết theo lối thơ trữ tình để thể hiện nổi lòng, cảm xúc của chính mình. Còn bộ phận thơ Nôm, ông mang lối trào phúng trữ tình, chủ yếu ông muốn mang những tư tưởng của Lão Trang, của triết lý Đông Phương vào thơ của mình để nói đến sự bất mãn đối với triều đình, với xã hội phong kiến bấy giờ

    Nguyễn Khuyến – nhà thơ trữ tình, tráo phúng xuất sắc nhất, ông chính là nhà thơ của làng quê, nông thôn Việt Nam. Đọc những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Khuyến, dường như chúng ta thấy được niềm băn khoăn, tâm sự của chính tác giả. Dù trải qua biết bao thời đại nhưng dường như các sáng tác của ông vẫn luôn làm người đọc cảm thấy “xót xa” dù trong câu chữ luôn là những vần thơ vui tươi, yêu đời.

      bởi Eath Hour 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nguyễn Khuyến lúc nhỏ tên là Thắng, sinh năm Ất Mùi (1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thủa nhỏ chăm học. Năm 17 tuổi, ông đi thi cùng một khóa với cha, nhưng bị hỏng. Sau đó cha mất, nhà nghèo, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông nghè Vũ Văn Lí, học trò cũ của ông bác Nguyễn Khuyến thương tình cảnh của Nguyễn Khuyến, đem về nuôi cho ăn học tiếp.

    Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi hương đậu giải nguyên (đậu đầu); năm sau thi hội bị hỏng, ông vào kinh theo học trường Quốc Tử Giám. Năm 1871, ông thi lại lần nữa và đỗ liền cả Hội nguyên và Đình nguyên. Nguyễn Khuyến đậu đầu cả ba kỳ nên người ta thường gọi ông là ông Tam nguyên hay Tam nguyên Yên Đỗ.

    Ông Tam nguyên Yên Đỗ đã từng làm ở nội các Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, rồi Biện lí bộ Hộ,... Thời gian Nguyễn Khuyến ra làm quan, Pháp đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ và đang đánh ra miền Bắc.

    Cuối năm 1883, Nguyễn Khuyến được cử làm quyền Tổng đốc Sơn Tây thay cho Tổng đốc Nguyễn Đình Nhuận đã bỏ Sơn Tây lên Hưng Hóa chống thực dân Pháp, nhưng Nguyễn Khuyến từ chốị Sau đó Hoàng Cao Khải Kinh lược sứ Bắc Kì mời ông đến nhà dạy học, rồi Lê Hoan - Tuần phủ Hưng Yên tổ chức thu vịnh Kiều cũng mời ông làm giám khảọ Hoàng Cao Khải, Lê Hoan là những kẻ cộng tác với thực dân Pháp. Từ chối lời mời của họ ông biết sẽ sinh chuyện lôi thôi nên đành miễn cưỡng nhận lờị

    Nguyễn Khuyến làm quan tất cả hơn 10 năm, rồi từ quan về nhà. Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở thôn quệ Ông mất năm 1909, thọ 75 tuổị

      bởi Tiến Trung 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF