YOMEDIA
NONE

Chứng minh câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Các bạn ơi, giúp mình làm bài văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" với!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.

    Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.

    Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:

    “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’
    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”

    Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.

    Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng qunh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.

    Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết alwnj sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú àm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.

    Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.

    BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH CÂU TỤC NGỮ ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN VĂN LỚP 7
    Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

    Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

    Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

    Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

    Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội.

    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Chỉ một chuyện học mà nhân dân ta có bao nhiêu câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu:
    "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào cho đúng và đầy đủ?
    “Một ngày" so với một năm là ngắn, "Một ngày" trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. "Đi một ngày đàng" đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có đáng là bao? Thế nhưng nhân dân ta lại khẳng định là "học một sàng khôn". "Khôn" là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. "Sàng" là công cụ lao động, đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn, rất nhiều mà người bộ hành đã "học" được sau một hành trình, "đi một ngày đàng".
    Tóm lại, câu tục ngữ có 2 vế tương phản đối lập với cách nói thậm xưng trong mối tương quan 2 vế: đi ít mà học được nhiều, qua đó khẳng định một chân lý, đề cao một bài học kinh nghiệm, nhằm khuyên nhủ mọi người biết đi nhiều mở rộng tầm mắt và sự hiếu biết, sống nhiều, học giỏi trong thực tế cuộc sống.

    Tại sao "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"? Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là hoàn toàn đúng! Học ở trường lớp, học trong sách vở, học thầy học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát ly bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội.
    Đi rộng biết nhiều, "đi một ngày đàng" tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; "học một sàng khôn" là như vậy.
    "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được mở rộng và nâng cao. Cùng với trang sách họ đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
    Những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, đi tham quan là rất bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh được đến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh... mà yêu thêm nhân dân lao động, tự hào với nhân dân đất nước. Đi hội Lim ta thấy được cái hay của câu hát "Liền anh liền chị...", "Bèo dạt mây trôi..." của làn điệu dân ca Quan họ tuyệt vời. Đến với đền Hùng, ta trở về cội nguồn, lòng ta xôn xao bài ca tình nghĩa:

    "Ai về Phú Thọ cùng ta,
    Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
    Dù ai đi ngược về xuôi,
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba".

    Đến với Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác Hồ, xúc động trước cuộc đời các mạng sôi nổi, phong phú của lãnh tụ, mỗi học sinh chúng ta mới thấy hết cái hay của vần thơ Viễn Phương:

    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".


    Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: "Nghe khúc hát thôn quê mới thấy được lời người trong nghề trồng dâu, gai". Văn hào Go-rơ-ki tuy chưa bước qua ngưỡng cửa trường đại học, nhưng nhờ tự học mà đã trở thành một danh nhân văn hoá thế giới và ông đã tìm nói: "Dòng sông Vônga và thảo nguyên mênh mông là những trường đại học của tôi".

    "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời làm ăn và tự học; học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, lăn lộn với đời mới biết đường đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có quyết tâm vượt khó, có bản lĩnh thì chúng ta mới có thể chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình:

    "Đi đường mới biết gian lao,
    Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
    Núi cao lớn đến tận cùng,
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

    Câu tục ngữ trên cho ta thấy đầu óc thực tế của người lao động. Nhân dân ta hiếu học, nhưng thuở xưa, mấy ai được cắp sách đến trường? Cho nên trong dân gian lưu truyền nhiều câu tục ngữ đề cao việc học hỏi trong thực tế cuộc sống:

    - Đi một buổi chợ, học một mớ khôn.
    - Qua một chuyến đò ngang, học một sàng mới lạ.
    Ở nhà nhất mẹ nhì con,
    Ra đường còn lắm kể giòn hơn ta.

    Trên con đường học tập đi tới một ngày mai đẹp, học sinh chúng ta phải chăm chỉ, cố gắng, coi "sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường" như A.Mixi đã dạy. Phải khắc sâu vào trái tim: "Không thầy đố mày làm nên" "Học thầy không tày học bạn". Phải coi trọng lời khuyên của ông bà cha mẹ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chỉ có điều là phải khiêm tốn, biết quan sát, lắng nghe, biết suy ngẫm thật, giả, tốt, xấu... thì việc học hỏi trong thực tế cuộc sống mới thu được nhiều điều "khôn" mà ta hằng mong muốn.

      bởi no name 10/03/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

    Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

    Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

    Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

    Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

      bởi Eath Hour 11/03/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Chứng minh câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn 

     

    Hướng dẫn học sinh bài văn chứng minh và giải thích câu tục ngữ: đi một ngày đàng học một sàng khôn ngữ văn lớp 7

    Chúng ta là những thế hệ đi sau, chúng ta thật biết ơn vì được dìu dắt bởi cha ông đi trước. Bằng những trải nghiệm quý giá của cả cuộc đời, họ đã đúc rút lại nhiều kinh nghiệm quý giá gửi gắm vào những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian chứa đựng cái tinh hoa của cả một dân tộc, một thế hệ cha anh. Trong đó, có câu: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để học hỏi, mở rộng hiểu biết của bản thân. đi là sự trải nghiệm quý giá trong hành trình mỗi con người. đặc biệt khi còn trẻ luôn là thời điểm thích hợp để ta có những trải nghiệm quý báu. Có lẽ thế hệ trước khi đã phải quanh năm gắn bó với lũy tre làng đều khao khát điều này và vì thế đã gửi gắm ước mơ cho thế hệ sau. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn chứng minh câu nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn nhé.” với đề bài này các bạn cần giải thích những từ quan trọng như đi một ngày đàng là gì, một sàng khôn là thế nào. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

    Chứng minh câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
    Bạn có thể học được rất nhiều điều hữu ích và thực tế từ cuộc sống xung quanh mình chứ ko chỉ trên sách vở hay internet


    BÀI VĂN CHỨNG MINH CÂU NÓI: ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN
    Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.

    Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.

    Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:

    “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’
    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”

    Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.

    Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng qunh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.

    Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết alwnj sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú àm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.

    Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.

    BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH CÂU TỤC NGỮ ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN VĂN LỚP 7
    Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

    Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

    Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

    Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

    Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

      bởi Nguyễn Bo 25/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF