Viết đoạn văn về ý nghĩa đôi bàn tay Tnu
viết 1 đoạn văn ngắn về ý nghĩa đôi bàn tay Tnu
Trả lời (2)
-
Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay. Bàn tay như một chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật.
– Khi còn lành, bàn tay Tnú cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho. Khi học hay quên chữ, bàn tay đó dám cầm đá đập vào đầu mình để trừng phạt. Bàn tay đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản đây này!”.Khi địch tra khảo, sẵn sàng nhận thêm những vết dao chém của kẻ thù lên lưng v.v…).
– Hai bàn tay Tnú đã bị giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt. Mười ngón tay anh thành mười ngọn đuốc. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả thật cụ thể cái cảm giác đau đớn rùng rợn ấy: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”.
– Hai bàn tay Tnú, mỗi ngón chỉ còn hai đốt. Hai bàn tay cụt ngón đó là chứng tích đầy căm hận, là mối thù mà suốt đời anh phải trả. Mười ngọn đuốc nơi mười ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa đồng khởi của dân làng Xô-man. Và bàn tay của Tnú bị lửa thiêu cháy, mỗi ngón tay còn hai đốt ấy vẫn cầm chắc ngọn dáo, cây súng đi tìm giặc để trả thù. Đến cuối truyện, hình ảnh bàn tay Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó.
bởi Phùng Duy 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Truyện ngắn Rừng xà nu là câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Tnú, tiêu biểu cho số phận và con đường đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong thời kì chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam. Tính cách nổi bật của Tnú đã được bộc lộ ngay từ lúc còn nhỏ: gan góc và táo bạo dũng cảm và chất phác ; đặc biệt là sự gắn bó và trung thành tuyệt đối với Ií tưởng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay thể hiện cuộc đời giản dị và tính cách anh hùng của nhân vật Tnú – người con và niềm tự hào của dân làng Xô Man kiên cường, bất khuất.
Mở đầu là hình ảnh hai bàn tay lúc Tnú còn nhỏ. Ngày ngày, Tnú cùng cô bé Mai lên rẫy trồng tỉa, mang gạo nuôi cán bộ Quyết hoạt động bí mặt trong rừng sâu. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng Tnú không hề sợ hãi. Khi anh Quyết hỏi: Các em không sợ giặc bắt à ? Nó giết như anh Xút, như bà Nhan đó; Tnú đã trả lời ngay: Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn. Sự hiểu biết về Đảng, về cách mạng của Tnú tuy hồn nhiên, mộc mạc nhưng không kém phần đúng đắn và sâu sắc.
Bàn tay Tnú vụng về, ngượng nghịu cầm viên phấn làm bằng đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về để tập viết chữ lên tấm bảng đen đan bằng nứa hun khói xà nu. Tnú đã cầm đá đập vào đầu chảy máu vì giận mình học bài mãi không thuộc, hay quên cái chữ. Hành động ấy thể hiện quyết tâm của Tnú, bởi Tnú nghĩ: Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi.
Bàn tay Tnú khéo léo giấu cái thư bí mật của anh Quyết mang về huyện theo đường giao liên để nộp cho cấp trên. Khi bị giặc bắt, Tnú đã kịp nuốt luôn cái thư. Giặc giải Tnú về làng, bắt Tnú khai ra người nào là cộng sản? Cộng sản ở đâu? Tnú đã dũng cảm đặt tay lên bụng mình rồi nói: Ở đây này! Bị giặc bỏ tù, ba năm sau, Thú vượt ngục trở về làng, đôi tay anh cần mẫn lấy đá trên đỉnh núi Ngọc Linh về để dân làng mài giáo mác giết giặc.
Lớn lên, đôi bàn tay Tnú thể hiện tình yêu thủy chung với vợ con và quyết tâm chiến đấu chống quân thù. Trong cái đêm lũ giặc hèn hạ dùng mẹ con Mai để nhử bắt Tnú nhằm triệt phá phong trào cách mạng của dân làng Xô Man, hai bàn tay của anh bất lực bíu chặt lấy gốc cây, bứt đứt hàng chục trái và khi từ chỗ nấp cắn răng nhìn cảnh vợ con bị giặc tra tấn: Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.
Mặc dù cụ Mết ra sức ngăn cản nhưng trước cảnh vợ con bị giặc đánh đập tàn bạo, Tnú không thể chịu nổi: ...hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Tình yêu thương vợ con tha thiết và căm thù giặc sồi sục khiến Tnú thà chết xông ra để cứu vợ con: Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chì thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục thảo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Hình ảnh hai mẹ con Mai chui vào ngực anh, hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai và hai mẹ con chết trong vòng tay ấy như đẩy nỗi đau đớn lên đến tột cùng. Tnú có sức mạnh, có lòng gan dạ và quả cảm, nhưng anh không cứu được vợ con. Cuối cùng, anh bị giặc bắt vì chỉ cố đôi bàn tay không giữa lũ giặc hung tàn lăm lăm súng đạn. Câu chuyện bi thương của Tnú đã thành một bài học xương máu mà cụ Mết mong Tnú và con cháu sau này luôn luôn ghi nhớ: Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! Đó là chân lí giản dị mà vô cùng đúng đắn của thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc. Chân lí ấy mang đến cho tác phẩm một ý nghĩa khái quát rất cao.
Ấn tượng không thể phai mờ trong lòng người đọc chính là hình ảnh đôi bàn tay Tnú bị giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu rồi đốt cháy trong cái đêm anh bị bắt. Hình ảnh ấy vừa có ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của kẻ thù, vừa thể hiện lòng dũng cảm, khí phách kiên cường của Tnú. Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu tính tạo hình, được nhà văn Nguyễn Trung Thành chủ ý tô đậm và nhấn mạnh. Bọn giặc đốt mười ngón tay Tnú nhằm khủng bố và tiêu diệt ý chí phản kháng của dân làng Xô Man. Thằng ác ôn Dục đã giơ cao ngọn đuốc, cười sằng sặc và dọa: Đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây ! Kẻ thù tìm mọi cách để tiêu diệt lòng yêu nước của dân làng Xô Man. Chúng tra tấn Tnú ngay trước sân nhà rông, trong không khí căm thù sôi sục của dân làng.
Tác giả miêu tả rất kĩ hình ảnh mười ngón tay Tnú bị giặc đốt cháy bằng những câu văn gây xúc động mạnh mẽ:
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van...". Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồiỊ Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
bởi Love Linkin'Park 12/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời