YOMEDIA
NONE

Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên?

Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Mở bài

    Được mất dương dương người thái thượng

    Khen chê phơi phới ngọn đông phong

    Để có được thái độ an nhiên, bình thản với mọi được - mất, khen - chê ở đời như Nguyễn Công Trứ đâu phải dễ. Chúng ta vẫn luôn bận lòng với lời khen tiếng chê ở đời. Khen chê đôi khi là động lực để ta hoàn thiện mình. Khen chê đôi khi là “thuốc thử” để ta biết thật – giả của lòng người. Khuyên con người cần tỉnh táo trước lời khen, chê ấy, Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.

    2. Thân bài

    a) Giải thích

    • Giải thích từ ngữ:
      • Chê: phê bình chê trách những yếu kém, thiếu sót và tỏ ra không thích, không vừa ý về những điều đó
      • Chê phải: chê đúng, chỉ ra chính xác những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm trên tinh thần thiện chí vì sự tiến bộ của ta
      • Khen: đánh giá tốt và tỏ ý vừa lòng về một điều gì đó
      • Khen phải: đánh giá đúng trên cơ sở phát hiện chính xác điểm tốt, sự tiến bộ mà ta có được
      • Vuốt ve nịnh bợ: tỏ vẻ quan tâm, thông cảm hoặc khen ngợi thái quá bằng thái độ giả dối cốt lấy lòng, lôi kéo mua chuộc để cầu lợi
      • Thầy: Người có trình độ hướng dẫn, dạy bảo
      • Bạn: người có quan hệ thân quen, gần gũi có thể tâm tình, chia sẻ, đáng để ta trân trọng
      • Kẻ thù: người có quan hệ thù địch cần đề cao cảnh giác
    • Khái quát: Cần coi trọng người giúp ta nhận ra sai sót, khiếm khuyết, trân trọng những người phát hiện những điểm tốt, thế mạnh của ta và cần đề cao cảnh giác với những kẻ tìm cách lôi kéo, mua chuộc lấy lòng vì những  mục đích không rõ ràng
    b) Bàn luận vấn đề
    • Vì sao Người chê ta mà chê phải là thầy của ta?
      • Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý.
      • Chỉ có thể chê phải nếu hiểu sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực cần thiết. Hơn nữa những lời chê phải thường xuất phát từ thái độ thiện chí, hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn hảo.
      • Chê phải vì người ta nhìn thấy khiếm khuyết của ta, cái mà ta không nhìn thấy, để nhắc nhở, khuyên bảo, để mong ta tiến bộ.
      • Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục.
    • Vì sao Người khen ta mà khen phải là bạn ta?
      • Chỉ có thể khen phải khi những điều tốt đẹp, sự cố gắng nỗ lực, điểm tiến bộ, thành công kia là có thật.
      • Chỉ có thể khen phải nếu lời khen kia  xuất phát từ một thái độ đúng, trân trọng những giá trị thực và cách đánh giá đúng xuất phát từ những tiêu chuẩn chuẩn mực.
      • Những lời khen phải và khen đúng lúc sẽ có ý nghĩa động viên kịp thời và hữu hiệu. Đó chính là động lực tinh thần thôi thúc ta cố gắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn.
      • Những người như thế chính là bạn ta.
    • Vì sao Những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta?
      • Sự vuốt ve nịnh bợ có thể đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho con người vì nó khiến con người lầm tưởng được quan tâm, được coi trọng, được đánh giá cao. Hơn cả sự lầm tưởng, người được vuốt ve nịnh bợ còn dễ có những ảo tưởng về bản thân và về mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và người vuốt ve nịnh bợ kia.
      • Nhưng thực chất, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là để lấy lòng, làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt, ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thê mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ còn mạnh hơn nữa, còn sắc hơn dao có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mối, nguyên nhân của sự mất đoàn kết.

    c) Bài học nhận thức và hành động

    • Là một lời nhắc nhở giúp chúng ta tự điều chỉnh thái độ, cách cư xử với mọi người xung quanh mình để tự hoàn thiện nhân cách bản thân, sống chân tình, thiện chí, không xu nịnh, bợ đỡ vì như thế là cách tự hạ thấp phẩm giá của mình.
    • Điều kiện để thực hiện cách ứng xử theo quan niệm của Tuân Tử: 
      • Nâng cao học vấn và văn hoá để có thể nhận thức đúng, phân biệt chính xác mọi hành vi, biểu hiện của người khác và mình.
      • Rèn luyện bản lĩnh để vượt lên thói thường, sống đàng hoàng, ngay thẳng và luôn tỉnh táo trong xử lí các mối quan hệ

    3. Kết bài

    Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sống giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ thù. Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh để gạt chúng ra khỏi tâm trí, để tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.

      bởi bach dang 03/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON