Suy nghĩ về Ôi! Sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn
" Ôi! Sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn!"
Suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi trên.
Lập dàn bài nhé các bạn!:)
Trả lời (2)
-
Lập dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối
với bạn trẻ.
+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.
- Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực
2. Thân bài
Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
- Câu thơ của Tô'' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.
- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến
Bị guời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.
- Câu thơ của Tô'' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
- Biểu hiện của lối sống đẹp
Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
+ Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
- Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
- Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
- Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
- Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
- Xác định mạc đích sông rõ ràng.
- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.
+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
Bài làm
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,
khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
bởi nguyen hang 19/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ thường có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?"
(Một khúc ca)
Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?
“Sống đẹp” là khao khát đầy lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?
Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất của lối sống đẹp?
Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dẫu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó, nhắc nhở chúng ta hưởng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng xã hội.
Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng của gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suốt, đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như toàn sự đơn điệu của họ trở nên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống. Đó giống như cuộc đời của cô Mị khi xưa, tưởng rằng suốt đời bị chôn vùi sau ô cửa sổ bé bằng bàn tay mà từ đó trông ra chỉ thấy nhờ nhờ trắng không biết là sương hay là nắng. Những khao khát sống, ước mơ sống đã khiến cô trỗi dậy trong đêm tình xuân với những giấc mơ đẹp đẽ về những tháng năm tuổi trẻ đã qua đi. Cũng giống như bà cụ Tứ trong sự bế tắc của cuộc đời người nông dân ngụ cư trước Cách mạng tháng Tám 1945 vẫn vui vẻ nghĩ đến đàn gà sẽ sinh sôi nảy nở, đến cuộc đời mình và con cháu rồi sẽ sung sướng hơn,...sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?
Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp. trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên,, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm,... Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.
Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh". Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa. sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh” - hạnh phúc là được chiến đấu cho lý tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống đẹp của bản thân mình.
Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?!
bởi Love Linkin'Park 09/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời