YOMEDIA
NONE

Sự chuyển biến cái tôi trữ tình của Tỗ Hữu từ trước Cánh Mạng tới bài thơ Việt Bắc

Sự chuyển biến cái tôi trữ tình của Tỗ Hữu từ trước Cánh Mạng tới bài thơ Việt Bắc
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những lời nhận xét như sau: "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng". Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến một nhà thơ tiêu biểu nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại, là "ngọn cờ chiến đấu của nền thơ ca cách mạng". Có thể nói cả cuộc đời thơ của Tố Hữu đều gắn bó mật thiết và phản ánh một cách chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng đầy những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Tất cả các tác phẩm của Tố Hữu đều mang trong mình một điểm chung nhất chính là khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp với chất liệu dân tộc đậm đà bản sắc truyền thống, giọng thơ luôn dạt dào những tình cảm lớn, thanh đạm, trầm ấm nhưng tràn đầy nhiệt huyết, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của chiến sĩ và nhân dân trong chiến đấu. Từ ấy và Việt Bắc là hai tác phẩm nổi bật và thành công bậc nhất trong đường thơ của Tố Hữu, được sáng tác vào các giai đoạn khác nhau của cách mạng, thế nên dễ nhận thấy rằng cái tôi trữ tình của Tố Hữu có sự vận động, dịch chuyển rõ ràng trong hai bài thơ, hai giai đoạn lịch sử của đất nước.

    Cái tôi trữ tình là những cảm nhận mang đậm dấu ấn cá nhân của văn nhân thi sĩ về cuộc đời, về những biến động của xã hội, của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh khác nhau. Đối với Tố Hữu cái tôi trữ tình của ông gắn liền với chặng đường cách mạng nhiều khó khăn gian khổ và vô cùng vẻ vang của đất nước, của nhân dân, và đặc biệt rằng dẫu là cái tôi cá nhân thế nhưng Tố Hữu luôn đặt nó vào trong vòng tay của nhân dân, của Đảng và nhà nước, vui những niềm vui chung, thúc đẩy những cảm hứng chung mang tính thời đại, chứ không đơn thuần là cảm nhận mang tính cá nhân, biệt lập.

    Trong các tác phẩm của Tố Hữu, cái tôi trữ tình luôn hiện lên một cách rõ ràng và tươi sáng, đó là cái tôi của người chiến sĩ cách mạng, một cái tôi mang trong mình những tình cảm lớn, lòng khát khao được hòa mình với nhân dân với cộng đồng, điều ấy được thể hiện rất rõ nét trong tập thơ đầu tay Từ ấy và bài bài thơ chủ đề cùng tên của ông.

    "Tôi buộc lòng tôi với mọi người
    Để tình trang trải với trăm nơi
    Để hồn tôi với bao hồn khổ
    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
    Tôi đã là con của vạn nhà
    Là em của vạn kiếp phôi pha
    Là anh của vạn đầu em nhỏ
    Không áo cơm, cù bất cù bơ..."

    Càng về sau này, khi đã đi cùng cách mạng một chặng đường vô cùng gian khổ và vẻ vang thì cái tôi trữ tình của Tố Hữu càng thêm sâu sắc, đó không chỉ là cái tôi trữ tình của người chiến sĩ mà là một cái tôi lớn, nhân danh Đảng, nhân danh nhân dân, với những vần thơ càng trở nên thắm thiết, mặn mà, đậm sâu những ân tình cách mạng. Có thể nói sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu luôn gắn liền với cách mạng, giữ nguyên được những sơ tâm buổi ban đầu, đồng thời chính là quá trình trưởng thành của một hồn thơ, "một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu".

    Sự chuyển dịch trước hết là dựa trên cơ sở hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm, phải nói rằng các tác phẩm của Tố Hữu đều là những tác phẩm đánh dấu những mốc son quan trọng trong cuộc đời cách mạng ông và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Từ ấy được sáng tác vào tháng 7/1938, khi phong trào cách mạng Việt Nam bắt đầu có những đường lối rõ ràng. Sau những hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vừa tròn 18 tuổi đã được vinh dự đứng vào đội ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Phải nói đối với một người thanh niên trẻ, đó là niềm hạnh phúc vô bờ, chính thức đánh dấu một mốc son chói lọi trong cuộc đời thơ ca cách mạng cũng như sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu, kéo dài suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu như Từ ấy dừng lại ở hoàn cảnh riêng cá nhân Tố Hữu, thì đến Việt Bắc, nền tảng cảm hứng chủ đạo của bài thơ bắt nguồn từ chiến thắng vẻ vang của cả một dân tộc - chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 7/1954, hiệp ước Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn độc lập, đi vào xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới được bắt đầu. Ngoài sự hân hoan vui sướng đến tột cùng, thì việc rời chiến khu Việt Bắc, trở về thủ đô đã để lại trong lòng những người chiến sĩ cách mạng và cả những người ở những nỗi niềm xúc động khó tả, Việt Bắc đã ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy.

    Đó là sự vận động cái tôi trữ tình Tố Hữu trong sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử đất nước. Về nội dung, dựa trên những nền tảng hoàn cảnh lịch sử, cái tôi của người chiến sĩ cách mạng cũng có những thay đổi nhất định, thế nhưng tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, hướng về nhân dân của ông vẫn luôn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Sự chuyển dịch nằm ở sự hoàn thiện của hồn thơ, đồng thời là sự tiến triển của nền cách mạng dân tộc từ lúc còn non trẻ đến khi đã trưởng thành, mạnh mẽ, Tố Hữu quan niệm về việc làm thơ cách mạng rằng: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng". Nếu trong Từ ấy, cảm xúc chủ đạo là sự vui sướng, niềm hạnh phúc của một thanh niên 18 tuổi, khi vừa được giác ngộ lý tưởng cách mạng "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim". Giọng thơ tự do bay bổng, phơi phới xuân xanh, bộc lộ nỗi niềm khao khát được hòa mình vào với cuộc đời, với nhân dân được cống hiến cho Tổ quốc. Cái tôi cá nhân trong tác phẩm được thể hiện một cách mạnh mẽ, đầy cảm tính nhưng tràn ngập năng lượng tích cực, đọc mỗi vần thơ sôi nổi ấy ta đều cảm nhận được khí khái của một chàng trai đang hát vang khúc quân hành, với trái tim tràn ngập nhiệt huyết tuổi đôi mươi. Lối thơ tự do, nhịp điệu nhanh, đẩy những cảm xúc vui sướng, khao khát của tác giả lên cao, nhấn mạnh cái tôi trữ tình cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hòa nhập vào với cộng đồng, làm thành một cái tôi chung to lớn.

    Mười sáu năm sau, Việt Bắc ra đời trong một hoàn cảnh mới, Tố Hữu đã không còn là cậu thanh niên mới chập chững những bước chân đầu trong chặng đường cách mạng, mà đã trở thành một chiến sĩ nòng cốt, dày dặn kinh nghiệm, những cảm nhận của ông về thời cuộc cũng có nhiều thay đổi. Ở Việt Bắc ta không còn thấy những khát khao, những cảm xúc mạnh mẽ được bộc lộ trực tiếp mà thay vào đó cả nội dung và giọng điệu của bài thơ đều ấm áp, suy tư, thấm đẫm ân tình thủy chung. Bài thơ là sự hồi tưởng về những tháng ngày kháng chiến trường kỳ gian khổ, là nỗi nhớ của người ra đi đối với người ở lại, bùi ngùi, xúc động không nói thành lời. Đặc biệt ở đây cái tôi trữ tình đã hòa nhập với cái "ta" chung của dân tộc, "ta với mình", "mình với ta", lời người đi dành cho người ở lại, lời người ở lại dành cho người đi, cứ luân phiên thay đổi. Suy thật rộng ra, lời thơ của Tố Hữu chính là đại diện cho tình cảm của cả một thế hệ cán bộ chiến sĩ từng gắn bó và chiến đấu tại núi rừng Tây Bắc đối với đồng bào và núi rừng nơi đây. Cả bài thơ nổi bật với cảm xúc chủ đạo là lòng biết ơn sâu sắc, gợi nhắc những ân tình gắn bó keo sơn, thủy chung và sâu sắc đối với con người Việt Bắc. Chú ý rằng, sự chia tay trong Việt Bắc đem đến những cảm xúc khó tả, nỗi niềm xúc động, bịn rịn của người đi kẻ ở, nhưng tuyệt nhiên đó không phải là nỗi buồn bã ủy mị. Bởi quá khứ qua đi, tương lai phía trước sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, chia ly ngày hôm nay chính là tiền đề để thống nhất đất nước mai sau.

    "Mình về mình có nhớ ta?
    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
    Mình về mình có nhớ không?
    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"

    Sự vận động của cái tôi trữ tình còn thể hiện ở phong cách viết thơ, nếu như Từ ấy Tố Hữu chọn thể thơ tự do, bay bổng, dễ đem đến cảm xúc mạnh mẽ, thì ở Việt Bắc ông lại sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc. Điều ấy thể hiện sự chuyển dịch trong phong cách thơ của tác giả, mà nói chính xác là sự phát triển, trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu từ khuynh hướng trữ tình chính trị sang khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp với chất liệu nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. Điều ấy chứng minh rằng cái tôi trữ tình của Tố Hữu ngày càng tiến dần đến với nhân dân và gắn bó vô cùng mật thiết với nhân dân.

    Có thể nói rằng sự vận cái tôi trữ tình của Tố Hữu có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của phong trào cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Từ hồn thơ non trẻ, tự do, bay bổng, cái tôi cá nhân mạnh mẽ, ý thức hướng tới cái chung dần rõ rệt chuyển sang một hồn thơ trưởng thành trong cả phong cách thơ và cảm hứng sáng tác. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu đã hoàn toàn hòa quyện cùng với Đảng, với nhân dân, thể hiện ý nguyện cống hiến hết mình cho cuộc đời và cách mạng đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay: "Tạm biệt đời ta yêu quý nhất/Còn mấy dòng thơ, một nắm tro/Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất/Sống là cho. Chết cũng là cho".

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. 

    phan tich bai tho viet bac cua to huu

    Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

    Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. 

    Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vời vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc – tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm : 

    Nhớ gì như nhớ người yêu 

    …………………. 

    Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. 

    Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình :

    Ta về, mình có nhớ ta 

    …………………….. 

    Nhớ ai Tiếng hất ân tình thuỷ chung

    Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.

    Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,… .Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,… tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng- Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ : 

    Thương nhau, chia củ sắn lùi 

    Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,… 

    Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.

    Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện dại, bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do :

    Những đường Việt Bắc của ta 

    ……………………………. 

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

    Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên :

    Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

    ………………………… 

    Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

    Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suốt lũ, những mây cùng mù )đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc

      bởi Huất Lộc 01/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • https://toploigiai.vn/soan-van-12-viet-bac-phan-1-tac-gia 

    + Cái tôi_Việt Bắc đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Mình là ta – Ta là mình – Ta với mình như hoà quyện vào nhau, đan xen nhau. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình

       + Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến.

        + Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.


     

      bởi Nguyễn Thị Linh 01/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON