YOMEDIA
NONE

Phát hiện biện pháp tu từ trong đoạn Dữ dội và dịu êm...

Phát hiện Biện pháp tu từ và cho biết tác dụng

dữ dội và dịu êm

ồn ào là lặng lẽ

sông ko hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ”
    Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
    Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:
    “Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể”
    Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”.

      bởi Thái Doãn Hiếu 13/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

    - Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

    - Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

    - Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

    - Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.

    - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    - Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

    - Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn

    - Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằn thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

    II. Đôi nét về tác phẩm Sóng

    1. Hoàn cảnh ra đời

    - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

    - Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào

    2. Bố cục (4 phần)

    - Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

    - Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

    - Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

    - Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

    3. Giá trị nội dung

    Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.4. Giá trị nghệ thuật

    - Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu

    - Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau

    - Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế

    III. Dàn ý phân tích Sóng

    I. Mở bài

    - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (tiểu sử, phong cách thơ...)

    - Giới thiệu khát quát về bài thơ “Sóng” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính....)

    II. Thân bài

    1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

    - Thủ pháp đối lập: dữ dội - dịu em, ồn ào - lặng lẽ

    → Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữ khi yêu

    - Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường

    → Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa

    - Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ

    2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

    - Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.

    - Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải.

    3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

    - Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu

    + Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”

    → Nỗi nhớ da diết, sâu đậm

    + Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”

    → Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả

    + Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình

    - Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:

    + “Em”: phương Bắc phương Nam - “Hướng về anh một phương”

    → Lời thể thủy chung son sắt tuyệt đối

    + “sóng” : ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ”

    → quy luật tất yếu.

    + Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc

    ⇒ Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu

    4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

    - Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”

    - “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

    - Khát khao của người phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian

    III. Kết bài

    - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

    + Nội dung: bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người

    + Nghệ thuật: hình ảnh sóng đôi sóng và em, thể thơ năm chữ, ngôn ngữ dung dị, trong sáng...

    - Cảm nhận về bài thơ: bài thơ cho chúng ta thấy rõ những cung bậc cảm xúc sâu lắng, thầm kín trong tình yêu. Đó là tiếng lòng, là nhịp chảy của những trái tim đang khao khát, rạo rực yêu thương.

      bởi Love Linkin'Park 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    - Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội - dịu êm”; “Ồn ào - lặng lẽ” đã khắc họa rõ hình ảnh và vẻ đẹp của những con sóng dựa trên những tính từ miêu tả đặc trưng của sóng bao đời nay. Chỉ bằng cách sử dụng cặp từ đối nhau , phần nào ta thấy được sự khái quát trạng thái của sóng, nó cũng như tâm trạng của một con người, cũng " dữ dội, ồn ào" và khi qua đi thì lại về với vẻ " dịu êm - lặng lẽ"

    - Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa

    Sóng không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể

    Có lẽ tác giả đã tinh ý khi lập thành một chuỗi các từ ngữ có liên quan đến nhau : sông, sóng, bể. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho hình ảnh của sóng như tâm tư của một con người, nhìn từ một khía cạnh nào đó là sự khát khao không gò bó và mong muốn vươn ra một không gian cao, rộng lớn ( Sóng tìm ra tận bể)

      bởi Linh Trần 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON