Phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
Trả lời (1)
-
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Giới thiệu tác giả Tô Hoài với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
- Kim Lân - người "một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn". Có ý kiến cho rằng nếu chọn ra 10 cây bút tiêu biểu nhất của văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám thì không có ông nhưng nếu chọn ra 10 truyện ngắn hay nhất thì Kim Lân có đến 2 tác phẩm là "Làng" và "Vợ nhặt". Trong đó, "Vợ nhặt" là một câu chuyện đầy ám ảnh.
- Hai tác phẩm trên là những sáng tác tiêu biểu của hai nhà văn, đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Bên cạnh những nét tương đồng, ở hai truyện ngắn vẫn có những nét riêng độc đáo.
2. PHÂN TÍCH:
2.1. Số phận của người lao động trong 2 tác phẩm:
a. Truyện "Vợ chồng A Phủ" phản ánh số phận đau khổ, tủi nhục của những người dân lao động dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền ở vùng miền núi Tây Bắc. Chứng minh qua cuộc đời nhân vật Mị và A Phủ:
- Nhân vật Mị:
- Thân phận con dâu gạt nợ nhưng thực chất, Mị chỉ như kẻ ở cho nhà thống lí Pá Tra.
- Bị bóc lột tàn tệ: làm việc quần quật, con trâu con ngựa làm còn có lúc nghỉ ngơi nhưng Mị thì không, trong đêm tình mùa xuân khi sức sống trỗi dậy ngay lập tức bị A Sử dập tắt, bắt trói vào cột…
- Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời trở thành "con rùa lùi lũi trong xó cửa", tê liệt cả khả năng phán kháng...
- Nhân vật A Phủ:
- Chịu đau khổ, bất hạnh: mồ côi cha mẹ, bị đem bán đổi thóc, lưu lạc ở Hồng Ngài rồi vì dám đứng lên bảo vệ công bằng, lẽ phải mà bị đánh đập, phạt vạ, trở thành kẻ ở cho nhà thống lí.
- Kiếp nô lệ bị bóc lột, chà đạp: bị phạt vạ vô lí, làm việc quần quật mấy năm không hết nợ, đánh mất bò nên bị trói đến chết (tính mạng rẻ mạt)…
b. Truyện "Vợ nhặt" phản ánh số phận khốn khổ, rẻ mạt của con người giữa thời đói:
- Cảnh người chết đói tràn ngập khắp xóm ngụ cư: Người chết như ngả rạ, người sống thì "vật vờ như những bóng ma",...
- Số phận con người được tô đậm qua nhiều nhân vật cụ thể:
- Tràng: xấu, nghèo, dân ngụ cư, ế vợ.
- Người vợ nhặt: quần áo rách tả tơi, mặt xám ngoét, nghèo đói nên cong cớn, chỏng lỏn, chấp nhận theo không Tràng về làm vợ cốt để có miếng ăn.
- Bà cụ Tứ: cái nghèo khổ in dấu trong dáng hình "lọng khọng" đầy ám ảnh
2.2. Vẻ đẹp tâm hồn của con người qua 2 tác phẩm:
a. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã tập trung miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do cháy bỏng và khả năng cách mạng ở những con người nghè khổ:
Nhân vật Mị:
- Là một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, tâm hồn trong sáng, yêu đời. Mị rất hiếu thảo: vì thương bố Mị chấp nhận làm con dâu gạt nợ, sống cuộc đời tăm tối, tủi nhục.
- Có sức sống tiềm tàng mãnh liệt [phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân]: Không khí ngày xuân ở Hồng Ngài, tiếng sao gọi bạn tình và nhất là hơi rượu đã làm thức dậy tâm hồn Mị. Từ một kẻ lầm lũi, tê liệt khả năng phản kháng, Mị bỗng sống dậy ý thức về thân phận, thấy đau khổ và nghĩ đến cái chết. Rồi Mị lại muốn làm đẹp, muốn đi chơi, muốn được sống như ngày còn trẻ, còn được tự do...
- Là một cô gái giàu tình thương, có khát vọng sống mãnh liệt và có khả năng cách mạng:
- Mị cắt dây trói cứu A Phủ chính là tự giải thoát bản thân mình.
- Vùng chạy theo A Phủ rồi sau hau người đã đến với cách mạng.
Nhân vật A Phủ:
- Là một chàng trai khỏe khoắn, chăm lao động, tính tình cương trực: Ai lấy được A Phủ "như có một con trâu tốt trong nhà", dám chống lại những bất công ngang trái,...
- Là người tình nghĩa và có tình yêu tự do và tinh thần cách mạng:
- Khi Mị cởi trói, A Phủ khuỵu xuống, không bước được rồi ngay sau đó đã "quật sức vùng lên chạy" thoát khỏi gông cùm, xiềng xích.
- Khi Mị nói "A Phủ cho tôi đi", A Phủ đã không bỏ lại người đàn bà khốn khổ ấy.
- Tìm đến cách mạng, trở thành cán bộ giỏi
b. Trong "Vợ nhặt", Kim Lân đã cho thấy:
- Dù hoàn cảnh nghèo đói khốn cùng, con người vẫn yêu thương, đùm bọc nhau:
- Tràng nhặt vợ về cưu mang.
- Bà cụ Tứ sẵn sàng chấp nhận người con dâu với tất cả tình thương của một người mẹ đã trải đời.
- Người vợ nhặt sẵn sàng theo không Tràng mong qua cảnh đói nghèo nhưng khi ăn miếng cháo cám "nghẹn bứ trong cổ họng" vẫn điềm nhiên, tỏ ra vui vẻ nghĩa là đã cảm thông, thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ sự nghèo khó với mẹ con Tràng.
- Khao khát hạnh phúc, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng:
- Người dân ngụ cư vui khi Tràng có vợ.
- Tràng tủm tỉm cười, hôm sau xúc động trước cảnh nhà cửa sân vườn được quét dọn sạch sẽ...
- Người vợ nhặt trở thành người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, chu đáo.
- Bà cụ Tứ dặn dò, chỉ bảo các con, toàn nghĩ đến chuyện tương lai "ai giàu ba họ, ai khó ba đời"...
- Hình ảnh đoàn người đói đi trên đê sộp và lá cờ Việt Minh dự báo về một cuộc đổi đời
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Trong "Vợ chồng A Phủ":
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, sâu sắc.
- Giọng kể trầm lắng.
- Sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc: căn buồng của Mị, tiếng sáo, giọt nước mắt A Phủ,...
- Trong "Vợ nhặt":
- Giọng điệu đôn hậu, hóm hỉnh
- Tình huống truyện vừa éo le vừa độc đáo, bất ngờ.
- Miêu tả tâm trạng nhân vật tài tình.
2.4. So sánh:
a. Giống nhau:
- Lấy bối cảnh những năm 1945 – 1954
- Phản ánh số phận bi thảm đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động
- Tố cáo xã hội thực dân phong kiến chà đạp, đẩy con người vào đau khổ.
- Thể hiện tinh thần nhân đạp sâu sắc: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng chính đáng của con người, có niềm tin vào sự đổi đời của con người.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình, tinh tế.
b. Khác nhau:
- “Vợ chồng A Phủ” tập trung phản ánh:
- Số phận: người lao động bị áo bức, bóc lột
- Vẻ đẹp: sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do.
- “Vợ nhặt” tập trung phản ánh:
- Số phận: rẻ rúng vì đói nghèo.
- Vẻ đẹp: khát vọng sống, ước mơ hạnh phúc.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Nhấn mạnh: hai tác phẩm bên cạnh những nét tương đồng vẫn có những nét riêng biệt, thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Khẳng định giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của hai tác phẩm cũng như tài năng của hai tác giả.
bởi hà trang 11/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm - Giới thiệu tác giả Tô Hoài với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời