Phân tích bài Người Phương Nam của nhà thơ Vũ Hồng
lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Người Phương Nam của nhà thơ Vũ Hồng
Trả lời (2)
-
QĐND - Vũ Hồng đã tự đặt cho mình một thử thách không nhỏ khi “dám” đặt đầu đề cho bài thơ có 5 khổ của mình là “Người phương Nam”. Cả một bề dày lịch sử mấy trăm năm, một cuộc tạo tác lớn từ không đến có, một công trình mở dựng cả một miền đất mênh mang Tổ quốc. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là kể việc, thuật chuyện, nhất là một áng thơ trữ tình tự hạn chế chỉ hai mươi câu. Vũ Hồng đã xử lý thế nào? Anh tập trung cảm xúc vào mấy nét tính cách điển hình của những người xưa mở đất. Trước hết là sự dũng cảm, táo bạo, xông pha:… Từ giã kinh kỳ/bạt lau lách/Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông/…Người phương Nam/ngày xưa áo tơi/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời/…Người phương Nam/đi là cứ đi/Một chiếc ghe con/có sá gì/…Không cần danh vị, bỏ vinh quy. Người phân tích thống kê những câu thơ biểu hiện tính cách dứt khoát, quả cảm, xông pha chứ không phải tác giả thống kê các hành động của “người phương Nam”. Tác giả đã chọn trong tính cách kia những gì có sức gợi nhất theo lối cách cảm xúc, tưởng tượng của anh. Biểu hiện bằng những tiết tấu mạnh, những hình ảnh khỏe, đậm chất hùng khí, hoang dại. Một nét tính cách nữa Vũ Hồng đặc biệt yêu thương, cảm kích, đó là trong vẻ trượng phu, ngang tàng hồ hải, trái tim “người phương Nam” mở đất tràn đầy ân nghĩa bạn bè, ân nghĩa quê hương-Rượu được nhắc đến 5/20 câu. Rượu biểu lộ nghĩa khí cả trong cuộc đối ẩm nhỏ lẫn trong công cuộc lớn, trong hành xử cuộc đời: … Người phương Nam cạn chén hồ trường/…Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu/Rượu say tim bốc lên tận trời/…Người phương Nam say thì say trọn/…Cạn chén này đi rồi bạn về… Con người phương Nam vạm vỡ, hết mình cả trong cuộc rượu kia, cũng yếu đuối, nặng lòng làm sao trong tình yêu dành cho bạn hữu. … Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê. Và quê hương đã trở thành cố hương nhói buốt ở phía sau, phía tít xa mờ kia: Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng/Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu… Những “ầu ơ”, “ví dầu” gợi lên nỗi nhớ thắt ruột của lời ru thơ ấu, cũng gợi lên hình bóng mẹ, trái tim mẹ đang xót xa thương nhớ. Ầu ơ, ví dầu cũng xát muối lòng người với mái nhà, cỏ cây, vườn tược, con sông xưa… muôn nghìn quấn quýt. Mấy nét tính cách tách ra để phân tích, thực ra đều hòa nhuyễn, trộn lẫn trong từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ. Nghệ thuật bài thơ chính là đã thể hiện được đồng thời những nét ấy, dựng tạo nên cái mà có thể gọi là cốt cách con người phương Nam thời đi mở đất… Muốn đạt hiệu quả truyền cảm những gì mình định nói với người đọc về “người phương Nam”, nhất thiết người làm thơ phải tạo được không khí lịch sử xa xưa, không phải bằng dàn trải lời mà phải bằng ngôn từ chắt lọc đầy sức khơi gợi của thơ. Vũ Hồng đã làm được như thế trong chỉ 20 câu, năm đoạn. Bài thơ chặt chẽ mà vẫn xa xăm, cụ thể mà vẫn ảo mờ. Những từ Hán Việt đắt chỗ góp phần đắc lực dựng tạo không khí, thời điểm lịch sử vài trăm năm trước: Hồ trường, kinh kỳ, đối ẩm, phong trần, danh vị, vinh quy… Điệu thơ bi tráng có giọng một bài “hành” trong thơ cổ điển. Tôi rất thích đoạn kết. Mới đọc có vẻ cụt. Nhưng đọc kỹ thấy khá nghệ thuật. Cuộc chia tay ở đầu bài thơ là lên đường. Cuộc chia tay ở cuối bài vẫn là người lên đường năm xưa, sau những tháng năm dài đã khai phá thành một quê hương mới. Cuộc rượu giờ đây là cuộc rượu tiễn người bạn xưa đã từng nâng ly đưa tiễn “ta”, nay tới quê mới phương Nam gặp lại “ta” và phút này đây lại cạn chén giã biệt “ta” trở về (Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê). Cuộc tiễn đưa người về kẻ ở được diễn đạt như một trường đoạn phim, có cận cảnh, viễn cảnh. Và lúc viễn, lúc cận chập chồng: Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê… Nhà văn Sơn Nam trong lần ra Hà Nội đầu tiên (những năm 80 thế kỷ trước) từ trên máy bay nhìn xuống sông Hồng xa xa đã khóc. Ông rủ rỉ với bạn bè: “Thực ra quê cha đất tổ mình ở đây, rồi cứ lóc, lóc mà đi dần mãi về phía Nam…”. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ dũng tướng đất Đồng Nai: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Bài thơ Vũ Hồng đã làm cho tôi gần gũi biết mấy với “người phương Nam” con cùng Mẹ Việt. Tôi vẫn tiếc còn chưa nói hết cái hay của phong vị những câu thơ khó nói ra: Trăng phương Nam như tan trong sương/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời Rất gợi và chỉ nên im lặng tự thưởng thức. Vâng, như thế chính là thơ.bởi Trần An Khương 25/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
-
QĐND - Vũ Hồng đã tự đặt cho mình một thử thách không nhỏ khi “dám” đặt đầu đề cho bài thơ có 5 khổ của mình là “Người phương Nam”. Cả một bề dày lịch sử mấy trăm năm, một cuộc tạo tác lớn từ không đến có, một công trình mở dựng cả một miền đất mênh mang Tổ quốc. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là kể việc, thuật chuyện, nhất là một áng thơ trữ tình tự hạn chế chỉ hai mươi câu. Vũ Hồng đã xử lý thế nào? Anh tập trung cảm xúc vào mấy nét tính cách điển hình của những người xưa mở đất. Trước hết là sự dũng cảm, táo bạo, xông pha:… Từ giã kinh kỳ/bạt lau lách/Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông/…Người phương Nam/ngày xưa áo tơi/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời/…Người phương Nam/đi là cứ đi/Một chiếc ghe con/có sá gì/…Không cần danh vị, bỏ vinh quy. Người phân tích thống kê những câu thơ biểu hiện tính cách dứt khoát, quả cảm, xông pha chứ không phải tác giả thống kê các hành động của “người phương Nam”. Tác giả đã chọn trong tính cách kia những gì có sức gợi nhất theo lối cách cảm xúc, tưởng tượng của anh. Biểu hiện bằng những tiết tấu mạnh, những hình ảnh khỏe, đậm chất hùng khí, hoang dại. Một nét tính cách nữa Vũ Hồng đặc biệt yêu thương, cảm kích, đó là trong vẻ trượng phu, ngang tàng hồ hải, trái tim “người phương Nam” mở đất tràn đầy ân nghĩa bạn bè, ân nghĩa quê hương-Rượu được nhắc đến 5/20 câu. Rượu biểu lộ nghĩa khí cả trong cuộc đối ẩm nhỏ lẫn trong công cuộc lớn, trong hành xử cuộc đời: … Người phương Nam cạn chén hồ trường/…Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu/Rượu say tim bốc lên tận trời/…Người phương Nam say thì say trọn/…Cạn chén này đi rồi bạn về… Con người phương Nam vạm vỡ, hết mình cả trong cuộc rượu kia, cũng yếu đuối, nặng lòng làm sao trong tình yêu dành cho bạn hữu. … Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê. Và quê hương đã trở thành cố hương nhói buốt ở phía sau, phía tít xa mờ kia: Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng/Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu… Những “ầu ơ”, “ví dầu” gợi lên nỗi nhớ thắt ruột của lời ru thơ ấu, cũng gợi lên hình bóng mẹ, trái tim mẹ đang xót xa thương nhớ. Ầu ơ, ví dầu cũng xát muối lòng người với mái nhà, cỏ cây, vườn tược, con sông xưa… muôn nghìn quấn quýt. Mấy nét tính cách tách ra để phân tích, thực ra đều hòa nhuyễn, trộn lẫn trong từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ. Nghệ thuật bài thơ chính là đã thể hiện được đồng thời những nét ấy, dựng tạo nên cái mà có thể gọi là cốt cách con người phương Nam thời đi mở đất… Muốn đạt hiệu quả truyền cảm những gì mình định nói với người đọc về “người phương Nam”, nhất thiết người làm thơ phải tạo được không khí lịch sử xa xưa, không phải bằng dàn trải lời mà phải bằng ngôn từ chắt lọc đầy sức khơi gợi của thơ. Vũ Hồng đã làm được như thế trong chỉ 20 câu, năm đoạn. Bài thơ chặt chẽ mà vẫn xa xăm, cụ thể mà vẫn ảo mờ. Những từ Hán Việt đắt chỗ góp phần đắc lực dựng tạo không khí, thời điểm lịch sử vài trăm năm trước: Hồ trường, kinh kỳ, đối ẩm, phong trần, danh vị, vinh quy… Điệu thơ bi tráng có giọng một bài “hành” trong thơ cổ điển. Tôi rất thích đoạn kết. Mới đọc có vẻ cụt. Nhưng đọc kỹ thấy khá nghệ thuật. Cuộc chia tay ở đầu bài thơ là lên đường. Cuộc chia tay ở cuối bài vẫn là người lên đường năm xưa, sau những tháng năm dài đã khai phá thành một quê hương mới. Cuộc rượu giờ đây là cuộc rượu tiễn người bạn xưa đã từng nâng ly đưa tiễn “ta”, nay tới quê mới phương Nam gặp lại “ta” và phút này đây lại cạn chén giã biệt “ta” trở về (Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê). Cuộc tiễn đưa người về kẻ ở được diễn đạt như một trường đoạn phim, có cận cảnh, viễn cảnh. Và lúc viễn, lúc cận chập chồng: Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê… Nhà văn Sơn Nam trong lần ra Hà Nội đầu tiên (những năm 80 thế kỷ trước) từ trên máy bay nhìn xuống sông Hồng xa xa đã khóc. Ông rủ rỉ với bạn bè: “Thực ra quê cha đất tổ mình ở đây, rồi cứ lóc, lóc mà đi dần mãi về phía Nam…”. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ dũng tướng đất Đồng Nai: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Bài thơ Vũ Hồng đã làm cho tôi gần gũi biết mấy với “người phương Nam” con cùng Mẹ Việt. Tôi vẫn tiếc còn chưa nói hết cái hay của phong vị những câu thơ khó nói ra: Trăng phương Nam như tan trong sương/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời Rất gợi và chỉ nên im lặng tự thưởng thức. Vâng, như thế chính là thơ.
bởi Love Linkin'Park 12/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời