Nhận thức của anh (chị) về lời dạy "Trăm hay không bằng tay quen".
"Trăm hay không bằng tay quen" là câu tục ngữ nhắc nhở về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành trong lao động và học tập. Nhận thức của anh (chị) về lời dạy trên?
Trả lời (1)
-
Từ xưa đến nay, mỗi quan hệ giữa lí thuyết và thực hành trở thành quan tâm của mọi người. Xuất phát từ thực tế của một nền kinh tế chậm triển trước kia, ông cha ta nói "Trăm hay không bằng tay quen''.
Câu tục ngữ trên nhằm đề cao vai trò của thực hành quan trọng hơn lý thuyết. Vậy nội dung ấy đúng hay sai? Ngày nay ta cần hiểu quan niệm như thế nào cho hợp lí?
Câu tục ngữ có hai vế: "Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều tức là biết nhiều, lí thuyết giỏi. Còn "tay quen" có nghĩa là thaọ việc, làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi, thành thạo công việc. Như vậy, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" muốn khẳng định biết lí thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành thạo công việc.
Nếu lấy chất lượng, số lượng sản phẩm được làm ra để làm thước đo năng lực, để đánh giá người lao động thì ý nghĩa câu tục ngữ trên là đúng. Bởi thực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, mới làm ra của cài vật chất. Và tất nhiên phải quen tay mới thuần thục công việc cho nên người lao động, công nhân mới làm ra những sản phẩm có chất lượng và có số lựợng cao. Trong thực tế, đã có biết bao người hiểu rộng, biết nhiều lí thuyết nhưng khi bắt tay vào thực hành lại lúng túng, dẫn đến thất bại. Ngược lại, có những người không được học hành, không được đào tạo ở một trường lớp nào cả, nhưng với những thực tế lao động, từ những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện được tích luỹ họ trở thành người có tay nghề giỏi. Đó là những người thợ máy lâu năm, những thợ thủ công lành nghề theo kiểu cha truyền con nối nên họ có tay nghề cao, làm việc có hiệu quả ít ai sánh được. Vì lẽ đó mà cha ông ta đã định vai trò quan trọng của thực hành trong đời sống hàng ngày. Đồng thời qua đó ông cha ta cũng có thái độ trân trọng, đề cao người lao động trực làm ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng. Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu thì nội dung câu tục ngữ trên có thế chấp nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh điều chấp nhận đó, ta cũng thấy rõ mặt chưa đúng của câu tục ngữ. Bởi lẽ, thói quen kinh nghiệm, thành thạo công việc dù có quan trọng như thế nào cũng không phải là tất cả. Muốn tinh thông nghề nghiệp thì ngoài "quen tay" còn phải có "trăm hay" mới được. Nếu như chỉ "quen tay” thành thạo việc thì người thợ thủ công không thể chuyển công việc của sang sản xuất bằng máy móc để có năng suất cao được. Như vậy tư tưởng “trăm hay không bằng tay quen" không chỉ thể hiện qua việc coi thường học vấn coi thường khoa học mà còn thể hiện tư tưởng tự mãn với thói quen sẵn có của mình; đồng thời nó cũng biểu hiện một khuynh hướng bảo thủ. Bởi vì thành quả của "tay quen" ấy, con người không dễ gì chịu tiếp thu tư tưởng mới, kĩ thuật mới bao giờ. Đó là một trơ ngại cho sự tiến bộ, cho thời đại Khoa học kĩ thuật và kinh tế tri thức.
Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh thì sự hiểu tri thức, "trăm hay" của con người rất là cần thiết. Bởi có "thực hành" nào không cần đến "lí thuyết" đâu. Có nắm vững lí thuyết ta mới thực hành dễ và đạt kết quả cao. Lí thuyết chỉ đạo cho thực hành, và thực hành là để nghiệm lại, bổ sung và nâng cao hoàn thiện cho lí thuyết. Lí thuyết giỏi với thành thạo việc sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy ta không nên xem nhẹ bất cứ một mặt nào mà phải kết hợp tác hai chiều giữa lí thuyết và thực hành. Ta cũng nên hiểu rằng có học mà người thực hành chỉ là lí thuyết suông. Thực hành mà không biết lí thuyết thì việc gì cũng gặp khó khăn. Do đó ta mới đánh giá đúng mức mỗi liên quan giữa lí thuyết và thực hành.
Tóm lại, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" tuy có đề cao vai trò của kĩ năng thực hành, đề cao năng lực thành thạo công việc thì đó cũng là khía cạnh rất có ý nghĩa trong việc đào tạo người lao động mới. Và đế đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, ta thấy phương châm "Học phải đi đôi với hành", "trăm tay" đi liền với "tay quen" là đúng đắn và phù hợp nhất. Hiểu và thực hiện tốt được điều này không những ta góp phần đổi mới cuộc sống mà ta còn phát huy tính sáng tạo ngày càng cao để phục vụ đời sống con người, đưa đất nước tiến vào hội nhập và phát triển cùng thế giới.bởi can tu 03/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời