YOMEDIA
NONE

Nghị luận xã hội về quan niệm: Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả?

Nghị luận xã hội về quan niệm: Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả. Người ta làm tất cả để kiểm tra cái không mua được tất cả là tiền – điều đó thực sự là bất hạnh.

    Nếu chỉ nhiều về tiền mà thiếu văn hoá thì gọi đó là trọc phú, mà trọc phú thì chưa bao giờ được coi là giàu cả. Bọn trọc phú vô đạo nói “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chúng không biết rằng khi cái định mua nếu quy ra tiền rất lớn đã trở thành thứ vô hình, là giá trị chung mà không phải là sở hữu của riêng một người để có thể tùy tiện mua bán.

    Khi làm việc không nghĩ đến tiền thì khi ăn cứ phải băn khoăn lấy đâu ra tiền để trả. Tờ một đô la khi đốt đi sẽ còn lại tro bụi. Nhưng giá trị của nó sẽ đi vào tất cả những tờ đôla còn lại.

    Khi đồng tiền có giá trị thì người ta muốn đầu tư, khi nó mất giá trị thì người ta bàn đến chuyện đầu cơ, khi nó không còn giá trị thì người ta vùng lên đạp đổ xã hội.

    Bọn bất lương có thể làm được tiền giả bằng công nghệ cao và rất phức tạp, nguy hiểm, nhưng tại sao chúng không muốn làm ra đồ thật cho dù đơn giản hơn nhiều? Là vì chúng muốn ăn cắp cả thế giới – Tiền giả đó chính là cái mà quỷ dữ đã xui chúng làm ra và trả cho công lao của chúng. Người sáng mắt khi nhận một đô la còn phải nhìn kiểm tra thật kĩ, người mù họ chỉ sờ, người có tâm họ chỉ cần nghe.

    Ngoài tình yêu và danh dự, cái gì có thể đếm được thì hãy đếm cho chi li. Nếu là ham muốn thì bao nhiêu tiền cũng không đủ – Nhưng nếu xác định là chất lượng cuộc sống thì không cần nhiều tiền lắm cũng đủ. Cùng ngồi trên đống cát rất dễ là bạn. Nhưng khi cùng ngồi trên đống vàng nhiều khi dễ trở thành kẻ thù.

    Giàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn. Sự lụi bại của xã hội ở chỗ: Người tâm huyết thì thiếu tiền, không vị trí – Kẻ thừa tiền, thừa danh, thừa quyền thì không tâm huyết. Có những điều nếu trả bằng tiền thì người ta không muốn trả hoặc không chịu nổi, nhưng có thể trả bằng thứ khác, thậm chí dễ chịu và “tiết kiệm” hơn nhiều.

    Từ khi phát minh ra đồng tiền người ta có thể không cần cảm ơn. Nhưng nếu nói cảm ơn với nhau thì đồng tiền đã hàm chứa những giá trị mới. Cái gì không phải của mình thì: – Rồi cũng mất – Phải trả giá đánh đổi – Gây ra hậu quả hay ngộ độc. Tiền thì tùy từng nơi có phải là giá trị hay không, nhưng một đôla thì ở đâu cũng là một đôla. Một món hàng chỉ có giá một đôla nhưng sự thật về nó có khi là hàng triệu đôla.

    Chúng bảo nhau “cái khó bó cái khôn” nhưng khi hỏi đến cái “khôn” của chúng thì hoá ra đó là cái “khôn tiểu nhân”, ăn người, ích kỉ, ngắn hạn … vì vậy nếu dùng cái “khôn” ấy thì chỉ sinh thêm cái khó cho mai sau mà thôi. Chúng nghĩ ra bao nhiêu câu đối để xỏ xiên nhau, để khoe mẽ cái tài chơi chữ của mình, thế mà không nghĩ ra được một chiến lược kinh doanh sản phẩm để kiếm được nhiều tiền hơn.

    Kiếm tiền là câu chuyện của tài năng, còn xử sự với tiền đó là vấn đề của Văn hoá. Người ta trả một đôla cho việc mua, nhưng đòi hơn một đôla cho việc mất lòng tin. Một chai nước một đôla có ý nghĩa lớn lao ở chỗ nó đã kịp đến với người ta khi đang khát trên sa mạc. Một cây nến một đôla nhưng đã vô cùng ý nghĩa khi nó đã được thắp lên vào lúc mà người ta cần đến ánh sáng.

    Một đôla có thể mua được một liều “thuốc chết” ví như thuốc chuột, nhưng “thuốc sống” cần rất nhiều liều. Mình có, rất nhiều thứ trong đó không phải là tiền mà là tinh thần của mình. Đồng tiền kiếm được khi mang về nhà nó không còn là đồng tiền nữa. Đồng tiền lương thiện sẽ sản sinh ra các giá trị. Đồng tiền bất chính như tên trộm, sẽ lấy cắp đi rất nhiều thứ khác của người ta.

    Người ta giả dối trong lao động thì sẽ trở thành kẻ ăn cắp những đồng tiền của người khác. Đồng tiền đảm bảo sức mạnh của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp nếu bạn đem sử dụng sức mạnh ấy thì lại làm cho đồng tiền của bạn mất giá. Người biếu tiền thường nghĩ đến cái mục đích của mình còn người nhận lại quan tâm đến cái lí của nhận. Đúng ra là người biếu nên biết đến những ý nghĩa của giá trị sử dụng, còn người nhận nên thấy được cái tình của người biếu.

    Tiền mua được cao lương mĩ vị nhưng không mua được sự ngon miệng

    Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khoẻ

    Tiền mua được đồng hồ Rolex nhưng không mua được thời gian

    Tiền mua được bộ quần áo sang trọng nhưng không mua được phong cách

    Tiền mua được hợp đồng bảo hiểm nhưng không mua được sự yên ổn

    Tiền mua được Sex nhưng không mua được tình yêu

    Tiền mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được tổ ấm

    Tiền mua được kính Rayban nhưng không mua được tầm nhìn

    Tiền mua được máy tính nhưng không mua được sự sáng tạo

    Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự kính trọng

    Tiền mua được sách, bằng cấp nhưng không mua được tri thức

    Tiền mua được đàn nhưng không mua được cảm xúc…

    Tiền có thể thỏa mãn được tham vọng nhưng không thoả mãn được khát vọng.

      bởi hà trang 20/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đồng tiền quả có sức mạnh vô biên. Trong những xã hội thối nát, đồng tiền có thể mua tất cả, từ bằng cấp đến địa vị xã hội, quan chức… đây là ý kiến hoàn toàn sai lạc.

    Con người phát minh ra đồng tiền chỉ để làm phương tiện trung gian của việc trao đổi hàng hóa. Thử hình dung, ngoài biển cả bao la không có chút lương thực thực phẩm nào, nếu ai đó có trong tay cả núi tiền thì liệu tiền đó có cứu được sinh mệnh anh ta? Vì thế chỉ nên xem đồng tiền luôn là phương tiện. Trong một xã hội, thông thường người ta cũng đánh giá con người qua khả năng thu nhập. Điều đó được lượng hóa bằng tiền. Nhưng số tiền mà một cá nhân thu nhập được trong quá trình lao động cũng vẫn chưa thể nói hết phẩm giá đạo đức của người đó. Tóm Lại, đồng tiền không thể là thước đo phẩm giá của con người.

    Có hai cách kiếm tiền. Kiếm tiền chân chính bằng khả năng và lao động của mình và kiếm tiền bất chính bằng mọi thủ đoạn như tham nhũng, hối lộ, buôn bán ma túy, cho vay nặng lãi… Bi đát thay cho những ai tôn thờ đồng tiền. Đối với hạng người này, càng nhiều tiền họ càng hạnh phúc. Chỉ cần nhìn thấy đồng tiền là họ sẵn sàng quên đi tất thảy mọi điều quý giá trên đời. Và một nghịch lí tất yếu xảy ra, để hạnh phúc thì cá nhân đó phải bằng mọi cách vơ vét tiền. Đến mức, tự họ biến họ thành một “cái máy” kiếm tiền không hơn không kém.

    Kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng cách sử dụng tiền đó cho mục đích gì. Khi chết con người ta đem được gì sang thế giới bên kia?

    Vậy nên, có nhiều tiền chưa hẳn đã hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến khi người đó biết cách làm ra những đồng tiền chân chính bằng mồ hôi xương máu của chính mình và biết sử dụng đồng tiền ấy một cách khôn ngoan.

      bởi bach hao 20/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON