YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Sóng

Hướng dẫn soạn bài " Sóng" - Xuân Quỳnh - Văn lớp 12

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I.    Tìm hiểu chung
    1.    Tác giả
    a.    Cuộc đời

    –    Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
    –    Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
    –    Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
    •    Mẹ mất sớm
    •    Không được ở với cha
    ->     Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
    ->    ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
    –    Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
    –    Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
    –    Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu  hạnh phúc gia đình
    b.    Sự nghiệp
    –    Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
    –    Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
    –    Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
    2.    Bài thơ
    a.    Hoàn cảnh sáng tác
    –    Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
    –    Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
    b.    Bố cục: 3 phần
    –    Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
    –    Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
    –    Còn lại: tình yêu và khát vọng
    c.    Hình tượng
    –    Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
    II.    Đọc hiểu chi tiết
    1.    Sóng biển và tình yêu

    –    Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
    “dữ dội” ><  “dịu êm”
    “ồn ào” >< “lặng lẽ”
    ->   Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
    –    Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
    ->    Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
    2.    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
    –    Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: 
    “Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
    –    Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
    –    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
    ->    Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
    –    Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi

      bởi HHoàngg LLongg 10/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON