YOMEDIA
NONE

Chi tiết tác phẩm người lái đò sông đà

Chi tiết tác phẩm người lái đò sông đà
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Phân tích đề

    - Yêu cầu của đề bài: phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh

    - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Quê hương.

    - Phương pháp lập luận chính : Phân tích.

    2. Hệ thống luận điểm

      Những luận điểm chính cần triển khai khi phân tích Người lái đò sông Đà:

    Luận điểm 1: Phân tích ý nghĩa của lời đề từ.

    Luận điểm 2: Hình tượng dòng sông Đà (nét hung bạo, nét trữ tình)

    Luận điểm 3: Hình tượng người lái đò sông Đà (về lai lịch, tài năng và tâm hồn, công việc,...)

    Luận điểm 4: Đánh giá khái quát phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, giá trị nội dung của tác phẩm.

    3. Lập dàn ý chi tiết

    a) Mở bài

    - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

    Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là một nhà văn tài hoa uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo, cái tôi đầy cá tính, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa thẩm mĩ.

    - Khái quát về tác phẩm Người lái đò sông Đà:

    Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà (1960) - thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc.

    b) Thân bài

    * Khái quát về hoàn cảnh sáng tác

    - Tác phẩm được sáng tác trong gian đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc.

    - Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tạo trong công cuộc tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là "chất vàng mười".

    * Ý nghĩa lời đề từ

    - “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” : thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông.

    - “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” : gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ, của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà, đó là con sông hung bạo.

    * Hình tượng dòng sông Đà

    +) Dòng sông “hung bạo”

    - “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”.

    - Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

    - Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”.

    - Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

        + Xa: từ xa âm thanh thác nước hiện lên với nhiều trạng thái: “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

        + Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, "hất hàm”, “oai phong”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, "đòn tỉa”.

        + Sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận:

    • "Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông"
    • "Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào"
    • "còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả."

    => Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người.

    +) Sông Đà trữ tình

    - Từ trên cao nhìn xuống dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều

    - Từ tầm xa bao quát có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”

    - Màu sắc sông nước: mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ -> Sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng.

    - Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, ...

    -> Cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông và cái chất thơ như ngấm vào trong từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà.

    - Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, ...

    -> Từ điểm nhìn của một khách hải hồ trên dòng sông, nhà văn đã quan sát và khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng và nên thơ của cảnh vật ven sông.

    => Dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

    * Hình tượng người lái đò sông Đà

    - Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình: “tay lêu nghêu... chất mun” để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến.

    - Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.

    - Tài năng và tâm hồn:

        + Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ... những luồng nước”,...

        + Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo...”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác...”

        + Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.

    * Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

    + Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.

    + Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện ở:

    • Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ
    • Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
    • Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

    + Là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ…

    + Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

    * Giá trị nghệ thuật của đoạn trích

    - Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt

    - Vận dụng nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật

    - Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị

    - Bút pháp: kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn

    - Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

    c) Kết bài

    - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

    - Cảm nhận của em về đoạn trích.

      bởi Nguyễn Anh Hùng 25/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON