YOMEDIA
NONE

Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em, đất nước là máu xương của mình...

cam nhan doan tho sau

"em ơi em đất nước là máu xương của mk

phai biet gan bo va san se

phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

làm nên đất nước muôn đời

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trường ca Mặt đường khát vọng như vậy, những câu thơ thật nhẹ nhàng, pha lẫn vị bâng khuâng nhìn năm tháng trôi. Gần mười năm làm thơ, gần ba mươi năm làm đời, tất cả đủ để Nguyễn Khoa Điềm có những suy tưởng sâu sắc và chín chắn về đát nước, chiêm nghiệm lại chính mình, tự nhủ với bản thân và nhẹ nhàng khuyên lớp trẻ: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình. Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời… Vùng đất Bình Trị Thiên thật có duyên với các nghệ sĩ. Đáy chính la nơi khơi nguồn cảm hứng cho những lời ca hùng tráng trong ca khúc Binh Trị Thiên khói lửa, là nơi tác giả Măi thãi tuổi hai mươi vĩnh viền nằm lại, và cũng tại nơi đây, năm 1971, trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành. Năm ây, chàng trai Nguyễn Khoa Điềm hai mươi bảy tuổi. Hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đủ để có những cảm nhận chín chắn, sâu sắc và có ý thức đối với những sự việc chung quanh. Hai mươi bảy tuổi, ngọn lửa khát vọng vẫn sáng mãi, cháy mãi với ước muốn hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. Mặt đường khát vọng đã ra đời như thế. Cảm hứng đất nước là một cảm hứng thường thấy trong các tác phấm văn học, tự cổ chí kim. Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, lại nhiều lần bị ngoại bang xâm lược, chính vì thế tình cảm yêu thương tự hào về truyền thống, con người, văn hóa Việt nâng lên thành cảm hứng trong các tác phấm văn học cũng là điều dễ hiểu. Đã thấy một Nguyễn Trãi tự hào: …Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiên đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bấc Nam cũng khác… (Bình Ngỏ đại cáo) Đã thấy Nguyễn Đình Thi sảng khoái tự hào: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. (Đất nước) Đã thấy Tố Hữu reo vui: Đẹp vô cù ng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát… Như vậy, trước một đề tài quá quen thuộc và cũng đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong khi văn chương không chấp nhận sự lặp lại, tất cả đòi hỏi Nguyễn Khoa Điềm phải có một hướng đi mới cho thi phẩm của mình. Trường ca Mặt đường khát vọng đã đáp ứng xuất sắc những đòi hỏi khắt khe đó. Đoạn thơ Đất Nước trích phần đầu chương V của trường ca, nhưng người ta thường gọi đó là bài thơ vì nó đã nói lên trọn vẹn ý nghĩa về “Đất Nước”. Đó là, “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại" Đoạn thơ cũng là “sự thức tỉnh của tuổi trẻ”, “hướng về nhân dân đất nước, sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của dân tộc . Chính vì thế, sau khi khái quát về quá trình hình thành đất nước, suy niệm về Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, chiều dài lịch sử, nhà thơ tự đúc kết: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bỏ và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời. Bốn câu thơ nhẹ nhàng, chân thành và tha thiết. Cách dùng đại từ “em” gợi cảm, gần gũi, thân mật đủ đế làm “mềm hóa” những điều mang tính chát rộng lớn bao quát: đó là những suy niệm về Đất Nước. “Em ơi” trong câu thơ nàv không mênh mang dìu dặt đưa người về cõi xa bên dòng sông Đuống, pha lần chút vị hư ảo trong câu thơ toàn vần bằng như “Em ơi buồn làm chi” (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm). “Em ơi” ở đây là lời nói và tâm niệm của chàng trai với cô gái, người “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là lời tâm tình của người yêu với người yêu. Chọn câu chuyện tình yêu nam nữ để nói lên tình yêu đất nước, phải chăng là Nguyễn Khoa Điềm đả “mạo hiếm”? Không, chính tình yêu đất nước hòa lẫn trong câu chuyện tình yêu nam nữ mới tạo nên nét độc đáo hơn cho tác phẩm của nhà thơ. Bài thơ được viết vào những năm cuối của cuộc kháng chiến, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang quân sự. Và khi Tổ quốc lại là “máu xương của mình”, thì sự “gắn bó và san sẻ” là điều đương nhiên. “Gắn bó và san sẻ” ở đày không chỉ là mối dây liên kết thông thường, không chỉ là lời tàm tình suông mà còn là hành động kết chặt với đất nước và cùng vượt qua thứ thách. Phải có sự gắn bó, đoàn kết thì mới biết san sẻ. San sẻ những gì mình có, san sẻ tuổi xuân, san sẻ máu xương… Đến đây, đất nước không còn là một khái niệm mà là một nhân vật. Đất nước đã gắn chặt và hóa thán trong mỗi chúng ta, để chúng ta “gắn bó và san sẻ”, cao hơn nữa lả “hóa thán cho dáng hình xứ sở”. Cống hiên tất cả, hy sinh tất cả để giữ yên bình cho đất nước này, cho Tổ quốc này, cho dải đất hình chừ s thân thương này. Cảu thơ này gợi ta nhớ đến hình ảnh anh phi công trên đường bay Tân Sơn Nhất trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam của nhà thơ Lê Anh Xuân: Anh chẳng để lại gì trước lúc ra đi Chỉ để lại dáng dứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ. Phải có những con người biết hóa thân thì dáng hình xứ sở mới vẹn tròn, mới to lớn, đúng như Nguyễn Khoa Điềm đả nói: Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn. Phải thế chăng mà biết bao con người trước khi nằm xuống lòng đất mẹ, vẫn nở nụ cười thanh thản, vẫn cài hoa lên mái tóc, vẫn hô vang “Việt Nam Hồ Chí Minh”? Phải thế chăng mà mỗi con dường ta đi qua, nhưng di tích ta đã đến, lại khiến ta không khỏi xốn xang vì nó đã thấm máu xương những người con đất nước. Câu thơ như một lời thúc giục, “phải biết” được lặp lại đến hai lần nghe vang lên như lời kêu gọi bao thế hệ. Đất nước không chỉ “vẹn tròn to lớn” trong không gian mà còn trường tồn cùng thời gian. Có được điều đó là nhờ có những con người biết “hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Thực tế những cuộc kháng chiến của dân tộc đã chứng minh điều đó: Việt Nam mãi muôn đời.

      bởi Huỳnh Tấn Trung 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Những năm 1970, 1971,... ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị - Thiên; trường ca "Mặt đường khát vọng" được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V "Đất nước” trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng”.

    Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu, cổ tích Trầu - Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể":

    "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".

    Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng” trên không gian địa lý "mênh mông", qua sự tích “Trăm trứng" và giỗ Tổ Hùng Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn năm trở về cội nguồn Đất Nước:

    "Đất là nơi Chim về

    Nước là nơi Rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

    (...) Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".

    Tục "bới tóc xăm mình" của người Lạc Việt, câu ca dao "gừng cay muối mặn" nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay, giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất nước có từ ngày đó”.

    Đất nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:

    "Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

    Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

    Đất nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, "trong anh và em hôm nay - Đều có một phần Đất nước". Mai này Đất nước nhiều "mơ mộng". Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng:

    "Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất nước muôn đời".

    Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, "lối sống" của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của Nhân Dân ta:

    "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương".

    Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc ông Trang... đều do Nhân Dân ta "góp cho", "cùng góp cho", "góp tên”- mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.

    "Bốn nghìn lớp người" đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước:

    "Khi có giặc người con trai ra trận - Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh". Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại:

    "Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

    Nhân Dân là người sản xuất "giữ vã truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ "truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp:

    "Có ngoại xâm thì chống xâm

    Cố nội thù thì vùng lên đánh bại

    Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

    Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

    Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

      bởi Love Linkin'Park 12/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON