YOMEDIA
NONE

Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Từ đó em hãy rút ra bài học cho Việt Nam?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

    Mô hình xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu vốn đã mang sẵn trong mình những nhược điểm chết người, những niềm tin mù quáng và phản khoa học. Điều này đã được lịch sử chứng minh bằng sự sụp đổ không cưỡng lại của các nước XHCN. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng không cưỡng nổi. Từ tháng 4-1989 đến tháng 9-1991, chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên "cơn chấn động" chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

    Câu hỏi đặt ra là điều gì đã làm chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu thất bại thảm hại? Cho đến nay, trên thế giới, mà chủ yếu là các học giả ở các nước phương Tây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khách quan và sâu sắc về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu…

    Nguyên nhân chủ quan: Bản chất giáo điều, không tưởng, phản khoa học của CNXH

    Trước hết, CNXH quan niệm hết sức giản đơn và phiến diện quy luật về mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất, dựa trên những phân tích kinh tế chưa trọn vẹn của Marx. Cần nói rõ rằng Marx là một nhà kinh tế học tài ba, nhưng của thế kỷ 19. Do đó những hiểu biết của ông không thể nào vượt khỏi thời đại đó. Việc áp dụng máy móc những quan điểm của Marx rõ ràng đã không còn thích hợp. Sau Marx là hàng loạt những nhà kinh tế học tài ba khác, như Joseph Schumpeter chẳng hạn, đã chỉ ra những hạn chế và sai lầm của Marx. Nhưng các nhà Marxist, tôn thờ Marx như một giáo chủ của một tôn giáo lớn, đã lờ tịt những học thuyết kinh tế hiện đại hơn với niềm tin rằng chủ nghĩa Marx là tuyệt đối đúng, là tận cùng của chân lý.

    Các nhà Marxist-Leninists, vốn kém hơn cả Marx lẫn Lênin, thì còn cực đoan hơn khi cho rằng có thể dùng ý chí cách mạng để xây dựng nhanh quan hệ sản xuất tiên tiến trên cái nền lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém và lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Thực tế đã cho thấy rằng quan hệ sản xuất XHCN là một thứ quan hệ phản động chứ không phải tiên tiến gì sất. Mối quan hệ sản xuất trong việc "làm chủ tập thể" đã dẫn đến thói quen vô trách nhiệm, công nhân và nông dân trở nên lười biếng vì không bị quản thúc bởi những người quản lý có tài năng, không có động lực làm việc hăng say vì quan điểm "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu". Kết quả là sản xuất đình trệ, sản lượng kém xa với năng lực thực tế, dẫn đến việc cả xã hội đói dài dài trong khi sức sản xuất thì bỏ lãng phí.

    Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin, mặc dù còn quá nhiều hạn chế, thì cũng đã đem lại một số thành quả nhất định trong một giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, sau khi V.I. Lênin qua đời ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng tổng động viên sức lực của toàn xã hội, làm nên một số kỳ tích, nhưng đã nhanh chóng biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Liên Xô đã tiếp tục duy trì mô hình này cho đến tận khi sụp đổ. Mô hình phản động này đã tuyệt đối hóa, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động của người quản lý, tiêu diệt sự sáng tạo của người lao động.

    Ngày nay chúng ta đều biết rằng chính sự sáng tạo mới là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Phá hủy sáng tạo (creative destruction – DCVOnline) là thuật ngữ mà Joseph Schumpeter dùng để chỉ quá trình sáng tạo ra những phương thức sản xuất mới, cách quản lý mới, công nghệ mới… để thay thế những cái cũ. Mở rộng khái niệm phá hủy sáng tạo sang bình diện chính trị, chúng ta càng thấy cần thiết phải sáng tạo ra mô hình chính trị mới để thay thế cho mô hình phản động hiện nay. Có vậy thì đất nước mới phảt triển được.

    Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân đã trở thành mối quan hệ giữa triều đình và thần dân. Năng lực cầm quyền của một đảng cách mạng sau khi giành được chính quyền đã không phát triển thêm, khiến Đảng không bao giờ phát huy được vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức nhân dân trong thời bình để xây dựng đất nước. Không những đã không phát huy được dân chủ trong Đảng mà còn tiêu diệt nốt chút ít dân chủ có sẵn trong xã hội, tiêu diệt tận gốc những mầm mống của một xã hội công dân, tiêu diệt tất cả những quan hệ xã hội truyền thống trên nền tảng đạo đức dân tộc… dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn trở thành bản chất của đảng độc tài.

    Rõ ràng những người cộng sản đã đánh giá quá cao CNXH hiện thực một cách mù quáng, và đánh giá quá thấp chủ nghĩa tư bản một cách thiển cận, trong khi đó vẫn vẽ vời về chủ nghĩa đế quốc như một con ngáo ộp để dọa nhân dân. Người cộng sản luôn chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong việc hoạch định các bước đi của tiến trình xây dựng CNXH (như quan điểm của Liên Xô về “CNXH đã hoàn toàn thắng lợi”, “xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”, “CNXH phát triển”…), không thấy hết tính chất quanh co, phức tạp, không tưởng, nhảm nhí của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

    Với những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài trên thì không có một sự cải tổ, cải cách, đổi mới nào là đúng đắn để làm chế độ XHCN hết suy yếu, thoát khỏi khủng hoảng. Đó chính là những sai lầm khuyết tật trong bản chất của chế độ XHCN, cộng thêm quan niệm giáo điều và ngu dốt của người cộng sản đã gây nên cái chết tất yếu của CNXH.

    Nguyên nhân trực tiếp: Sự chán ghét XHCN của nhân dân và sự tác động từ bên ngoài

    Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những tiến bộ về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối cải cách, dân chủ và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: "cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều CNXH hơn", "chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó", "chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra"…, rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ dân chủ hóa đất nước.

    Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu XHCN mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là quá trình tiến hóa một cách tiệm tiến và khôn ngoan.

    Bằng phát súng lệnh "công khai", "dân chủ", "không vùng cấm", cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, xét lại tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng CNXH, không phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH mà chỉ nhìn lại những nhầm lẫn, hoang tưởng, dối trá đã được tô vẽ bởi một hệ thống tuyên truyền tinh vi. Điều này gây xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của dân chủ, văn minh, và kinh tế thị trường. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để khai sáng cho nhân dân, và chiến dịch tuyên truyền các giá trị dân chủ, xét lại quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ cổ vũ cho phong trào dân chủ hóa và hiện đại hóa theo mô hình phương Tây.

    Hai là, chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trực tiếp, để góp phần thực hiện được "diễn biến hòa bình" trong nội bộ lãnh đạo của Liên Xô và các nước Đông Âu. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra "gót chân Asin" của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng dân chủ tư bản, là chính sách thỏa hiệp với nhân dân, nhân nhượng với những người bất đồng chính kiến, niềm khao khát được làm bạn với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở "tư duy chính trị mới". Hứa hẹn viện trợ kinh tế và hợp tác về giáo dục và văn hóa được dùng làm một thứ đòn bẩy rất có ích để hướng cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa tư bản đã đẩy mạnh thực hiện "diễn biến hòa bình" trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.

    Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Tổng thống Mỹ Nixon cho rằng "mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất". Ông viết: "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa những giá trị dân chủ tư bản vào bên trong "bức màn sắt".

    Tóm lại, "sự phá hoại" của chủ nghĩa tư bản cùng với sự phản tỉnh từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ.

    Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm về bản chất của mô hình thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện mới đưa những nước XHCN cũ thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ phát triển mới và hội nhập với quốc tế. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới, cũng như sụp đổ của chế độ cộng sản là tất yếu, dù sớm hay muộn. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào? Không có mục đích gì hơn là để kinh tế tăng trưởng nhanh, văn hóa, giáo dục và đời sống của người dân phát triển cao, xã hội công bằng, dân chủ, và tự do hơn.

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Antoine Trọng 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON