YOMEDIA
NONE

Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Giúp mình với!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Nhìn lại thời điếm ấy, có thể thấy rõ, tương quan lực lượng giữa quân ta và quân Pháp là không hề tương xứng. Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà ngày 19/12/1946 là một dấu mốc, vào thời điểm ấy, thực dân Pháp đã được trang bị vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ nhưng đã không thể tiêu diệt được quân chủ lực của ta, mà còn phải trả một giá đắt mới chiếm được một số ít thành phố. 

    Sau này, khi nhìn lại cuộc chiến, nhiều chuyên gia quân sự, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bởi, chúng ta đã thành công với chiến lược chiến tranh du kích và sự phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Sống trong dân, hình thành trong dân, được nhân dân che chở và đùm bọc nên những người lính chính quy và du kích quân Việt Nam đã có được một hậu phương vững chắc nâng bước trên từng chặng đường của cuộc chiến đấu. Chiến tranh càng kéo dài, địch càng gặp nhiều khó khăn. Bởi, sống trong lòng dân, trong lòng của Mẹ Tổ quốc là những con người quả cảm, không sợ khó khăn gian khổ và những còn người ấy lại một lòng đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một sức mạnh vô địch.

    Tinh thần đoàn kết, kiên trì và kiên quyết ấy đã cho Chính phủ Pháp và quân đội viễn chinh Pháp một bài học đắt giá. Họ có lẽ sẽ không bao giờ lý giải nổi một dân tộc mới khai sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trên chính trường quốc tế; một dân tộc còn ít được biết đến và ít bè bạn vào thời điểm năm 1946 lại có thể trụ vững và đi qua cuộc chiến với một tâm thế của những con người chiến thắng. Đây có lẽ chính là thắng lợi lớn nhất của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong chiến tranh chống Mỹ sau này. 

      bởi phan như 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • YÊU NƯỚC

      bởi hoàng vũ ngọc tường 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian trôi qua, chúng ta càng hiểu sâu sắc rằng, để đi tới và làm nên chiến thắng lịch sử 30-4-1975, yếu tố quyết định thắng lợi là chúng ta đã phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, hay nói cách khác là toàn thể nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bền tâm vững chí, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược vì nền tự do, độc lập và vẹn toàn sông núi, bờ cõi, biên cương..., đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng dự báo "cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi” và Người cũng khẳng định: "Trong sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, trải qua muôn nghìn gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã lập nên những chiến công vô cùng oanh liệt. Dân tộc ta có thể tự hào là một dân tộc anh hùng, trước hết là do toàn dân ta đoàn kết một lòng, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” (Điện gửi luật sư Trịnh Đình Thảo - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, ngày 6-3-1969). Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố.

    Trước hết, sức mạnh đại đoàn kết được tạo nên bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam. Tinh thần yêu nước - chủ nghĩa dân tộc là mẫu số chung cho sự đoàn kết, đồng lòng của mọi người dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc suốt chiều dài lịch sử.

    Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh với lòng nhiệt thành yêu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin đã sớm nhận thức sâu sắc rằng: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc là nhân tố nền tảng cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cho thắng lợi của cách mạng. Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, trong Báo cáo về tình hình Việt Nam gửi Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và "người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Trong báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

    Với những nhận thức, kinh nghiệm tích lũy được trước đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước lên một tầm cao mới - chủ nghĩa anh hùng cách mạng: đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân. Điều đó làm tăng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Bởi sự đoàn kết toàn Đảng, toàn quân và toàn dân không chỉ vì mục tiêu chung là đấu tranh cho độc lập dân tộc theo chủ nghĩa yêu nước, mà giờ đây sự đoàn kết đó còn vì một lí tưởng cách mạng chung: giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà một nhà sử học Mỹ đã nhận xét rằng: "Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam - miền Nam cũng như miền Bắc) cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người” (Maicơn Mắc Lia: Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày). Như vậy, truyền thống yêu nước đã được phát huy cao độ thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara - một người có những ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam trong Hồi ký của ông ta cũng phải thừa nhận rằng, nước Mỹ thua trận trong đó có nguyên nhân là "chúng ta (Mỹ) "đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó”.

    Thứ hai, nhân tố tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là nhờ có đường lối tập hợp, đoàn kết nhân dân của Đảng Lao động Việt Nam, mà đối phương thường gọi là "chiến lược đoàn kết của Cộng sản”.

    Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc là động lực to lớn tạo nên sức mạnh đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù hung hãn. Nhưng để khơi dậy và nhân lên sức mạnh đó, chính đảng cầm quyền phải đề ra và tổ chức thực hiện được một đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ. Trên vấn đề này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã xác định rõ: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trên hai miền Nam - Bắc nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối đó có sức hiệu triệu to lớn muôn triệu người Việt Nam yêu nước. Và để tập hợp, động viên các lực lượng yêu nước, Đảng ta đã đề ra đường lối tổ chức, xây dựng khối đoàn kết toàn dân theo tư tưởng "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Đối với miền Bắc, thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp mọi người dân miền Bắc củng cố khối thống nhất nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho chiến trường miền Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực sự phát huy được sức mạnh mới của nhân dân, cả dân tộc - sức mạnh của những con người được giải phóng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, phát huy vai trò quyết định của miền Bắc đối với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhận xét về công tác tổ chức, động viên đoàn kết trên miền Bắc, nhà sử học Mỹ Gabriel Kolko đã viết: "Đường lối quần chúng và sự động viên của Việt Nam dân chủ cộng hòa tỏ ra là một phương pháp rất có hiệu quả và nếu không làm được như vậy thì sự sống còn của Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ bị nguy hại hay ít ra sẽ không đủ khả năng để duy trì cuộc chiến tranh ở miền Nam”.

    Tại miền Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt. Từ phong trào đấu tranh của quần chúng, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 20-12-1960 với chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sỹ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Ngoài ra, những hình thức ngoài Mặt trận cũng được Đảng chỉ đạo xây dựng để thu hút mọi người dân có cảm tình với cách mạng, các tầng lớp trung lập, những người có khuynh hướng hòa bình... như việc thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, các hội, nhóm độc lập... Những bước đệm như tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập… là những mục tiêu phù hợp thực sự thu hút các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn giáo, ngoại kiều, tư sản dân tộc, lớp dưới trong bộ máy quân đội và ngụy quyền... vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đó thực sự là một sáng tạo của đường lối đại đoàn kết toàn dân, như một học giả nước ngoài nhận xét: "Ngoài những chiều cạnh về thể chất và về quân sự rất đặc biệt của Việt Nam, kẻ thù đó của Mỹ còn có những vốn quý về chính trị và về tri thức rất nguy hiểm cho Mỹ bởi vì phương pháp luận sáng tạo của cách mạng có thể áp dụng không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi khác nữa. Mỹ đã chọn nhầm một nước để thử lòng tin của mình” (Gabriel Kolko: Giải phẫu một cuộc chiến tranh).

    Như vậy, mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi miền Nam - Bắc tuy mục tiêu, cương lĩnh cụ thể không giống nhau, hình thức tổ chức cũng như cơ cấu, thành phần có nhiều điểm khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện nhiệm vụ chung, mục tiêu chung là đấu tranh chống xâm lược Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Phản ánh về "chiến lược đoàn kết” đó, kẻ thù đã phải thừa nhận rằng: "Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nắm được các ngọn cờ dân tộc và chống thực dân, do đó chính phủ Việt Nam cộng hòa chỉ còn lại có độc ngọn cờ chống cộng” (Tóm tắt Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ).

    Nhờ có tinh thần yêu nước nồng nàn và đường lối tập hợp, đoàn kết toàn dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần quyết định đánh thắng quân thù. Tự hào về thắng lợi, về lòng yêu nước và đường lối đúng đắn của Đảng, Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định với các nhà báo và học giả phương Tây rằng: "Một lần nữa tôi muốn nói rõ rằng nguồn gốc mọi thắng lợi của chúng tôi là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo chúng tôi biết khai thác, biết phát huy tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng”.

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân không chỉ là bài học lớn đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến năm xưa, mà nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

      bởi H Yziang 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON