YOMEDIA
NONE

So với các vua Lê thế kỉ XV em có nhận xét gì các vua Lê ở thế kỉ XVI?

so với các vua Lê Thế kỉ XV em có nhận xết gì các vua Lê ở Thế kỉ XVI?

Tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông

giúp mik nha okleu

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Ở thế kỉ XVI các vua quan ăn chơi xa xỉ, lãng phí tiền của

    Nội bộ giai cấp thống trị, chia bè kéo phái, tranh giành quyền lực

    Quan lại ở địa phương nhân cơ hội triều đình hỗn loạn liền vơ vét, bóc lột của cải nhân dân

    Còn vua Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
    Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

      bởi Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Lê Thánh Tông tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Lê Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.

    Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua.

    Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông.

    Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.

    Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông.

    Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.

    Năm 1497, Lê Thánh Tông mất, ở ngôi 37 năm, thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lăng.

      bởi B Ming_ 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân giết vua Nhân Tông và cướp ngôi. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn XíĐinh LiệtLê Niệm làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ thấy Tư Thành có năng lực, nên bàn nhau lập ông làm vua. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

    Trong 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và vận hành theo Tân Nho giáo. Thánh Tông còn cải tổ quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lào và Bồn Man năm 1478. Theo Đại Việt sử ký toàn thư (bộ quốc sử được khởi soạn từ chính thời ông và hoàn tất vào thời Lê trung hưng), từ năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ lãnh thổ Đại Việt, bộ Hồng Đức bản đồ được hoàn thành vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, đã bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[1]

    Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có lời nhận định của sử gia Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà HánThái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, các nhà biên soạn quốc sử phê phán ông vì xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, khắc bạc với anh em và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[2][3]

      bởi Tuyền Khúc 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF