YOMEDIA
NONE

Hãy nêu một số những gì em biết về Trung Quốc?

Hãy nêu một số những gì em biết về Trung Quốc

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Trung Quốc

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
    Mục từ "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" dẫn đến bài này. Xin đọc về Trung Hoa Dân Quốc tại bài Đài Loan.
    Bài này viết về một chính thể hiện nay. Đối với bài về thực thể địa lý và lịch sử, xin xem Trung Quốc (khu vực). Đối với các định nghĩa khác, xem Trung Quốc (định hướng).
    Cộng hòa Nhân dân Trung HoaQuốc caHành chínhChính phủTổng Bí thư & Chủ tịch nướcThủ tướngUỷ viên trưởngUBTV Nhân đạiChủ tịch Chính hiệpNgôn ngữ chính thứcVăn tự chính thứcThủ đôThành phố lớn nhấtĐịa lýDiện tíchDiện tích nướcMúi giờLịch sử221 TCN1 tháng 1 năm 19121 tháng 10 năm 1949Dân cưDân số ước lượng (2014)Dân số (2010)Mật độKinh tếGDP (danh nghĩa) (2015)HDI (2013)Hệ số Gini (2014)Đơn vị tiền tệThông tin khácTên miền InternetCách ghi ngày thángLái xe bên
    • 中华人民共和国
    • Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó
    Flag of the People's Republic of China.svg National Emblem of the People's Republic of China.svg
    Quốc kỳ Quốc huy
    Vị trí của Trung Quốc
    Lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý được thể hiện bằng màu đỏ
    • 《义勇军进行曲》
    • "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc"
    Xã hội chủ nghĩa độc đảng
    Tập Cận Bình
    Lý Khắc Cường
    Trương Đức Giang
    Du Chính Thanh
    Tiếng phổ thông[1]
    Chữ Hán giản thể[1]
    Bắc Kinh
    39°55′B, 116°23′Đ
    Thượng Hải[2]
    9.596.961 km² [a] (hạng 3/4)
    0,28[b] %
    Thời gian chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
    Hình thành
    Tần thống nhất Trung Hoa
    Thành lập Dân Quốc
    Thành lập Cộng hòa Nhân dân
    1.376.695.000[6] người (hạng 1)
    Tổng số: 17,6 ngàn tỷ đô la[7](hạng 1)
    Bình quân đầu người: 12.893 đô la[7] (hạng 89)
    Uớc tính 2011:[8] 144 người/km² (hạng 83)
    Tổng số: 10,4 ngàn tỷ USD[7](hạng 2)
    Bình quân đầu người: 7.572 USD[7] (hạng 79)
    0,719[9] cao (hạng 91)
    55,0[10] (cao)
    Nhân dân tệ(¥)[c] (CNY)
    • .cn
    • .中國
    • .中国
    • năm-tháng-ngày
    • hoặc năm年tháng月ngày日
    phải[d]

    Trung Quốc (tiếng Trung: 中国), tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国), là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,35 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.[11] Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.[12]

    Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới,[13] và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường.[e] Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

    Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc.

    Trong hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái.[14][15] Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế.[16] Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì.[17] Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.[18][19]

    Mục lục

    • 1Từ nguyên
    • 2Lịch sử
      • 2.1Tiền đế quốc
      • 2.2Thời đế quốc
      • 2.3Thời Dân Quốc (1912–1949)
      • 2.4Thời Cộng hòa Nhân dân (1949–nay)
    • 3Địa lý
      • 3.1Đa dạng sinh học
    • 4Chính trị
      • 4.1Hành chính
      • 4.2Quan hệ đối ngoại
    • 5Quân sự
    • 6Kinh tế
      • 6.1Hàng giả
    • 7Khoa học và kỹ thuật
    • 8Cơ sở hạ tầng
    • 9Nhân khẩu
      • 9.1Giáo dục
      • 9.2Y tế
    • 10Văn hóa
      • 10.1Thể thao
    • 11Chú thích
    • 12Tham khảo
    • 13Liên kết ngoài

    Từ nguyên

    Tên gọi Trung Quốc
    Tên gọi Trung Quốc bằng chữ Hán.
    [hiện]Trung Quốc

    Quốc hiệu chính thức hiện nay của quốc gia là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc). Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là Trung Quốc (tiếng Trung: 中国; Trung văn phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó) và Trung Hoa (tiếng Trung: 中华l; Trung văn phồn thể: 中華; bính âm: Zhōnghuá).

    Từ "Trung Quốc" xuất hiện sớm nhất trong "Thượng thư- Tử tài", viết rằng "Hoàng thiên kí phó trung quốc dân", phạm vi chỉ là khu vực Quan Trung-Hà Lạc vốn là nơi cư trú của người Chu. Đến thời Xuân Thu, nghĩa của "Trung Quốc" dần được mở rộng đến mức bao quát các nước chư hầu lớn nhỏ trong khu vực trung hạ du Hoàng Hà. Sau đó, cương vực các nước chư hầu mở rộng, phạm vi "Trung Quốc" không ngừng mở rộng ra tứ phía. Từ thời Hán trở đi, triều dã và văn nhân học sĩ có tập quán gọi vương triều Trung Nguyên do người Hán lập nên là "Trung Quốc". Do đó, các dân tộc phi Hán sau khi làm chủ Trung Nguyên cũng thường tự xem bản thân là "Trung Quốc", như triều đại Bắc Ngụy do người Tiên Ti kiến lập tự xưng là "Trung Quốc" và gọi Nam triều là "Đảo Di". Đồng thời kỳ, Nam triều do người Hán kiến lập tuy dời Trung Nguyên song vẫn tự xem bản thân là "Trung Quốc", gọi Bắc triều là "Tác Lỗ". Kim và Nam Tống đều tự xưng là "Trung Quốc", không thừa nhận đối phương là "Trung Quốc". Do vậy, "Trung Quốc" còn bao gồm ý nghĩ về kế thừa văn hóa, và có chính thống. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, chưa có vương triều nào sử dụng "Trung Quốc" làm quốc danh chính thức. "Trung Quốc" trở thành quốc danh chính thức bắt đầu từ khi Trung Hoa Dân Quốc kiến lập vào năm 1912.[20]

    Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là Hạ, đương thời dân sống từ trước tại lưu vực trung hạ du Hoàng Hà tự xưng là "Hoa Hạ", hoặc giản xưng là "Hoa", "Hạ". Từ "Hoa Hạ" xuất hiện sớm nhất là trong "Tả truyện-Tương công nhị thập lục niên", ghi rằng "sở thất Hoa Hạ". Khổng Dĩnh Đạt thời Đường thì nói "Hoa Hạ vi Trung Quốc dã".[20] "Trung Hoa" là giản lược từ liên kết "Trung Quốc" và "Hoa Hạ", ban đầu chỉ khu vực rộng lớn ở lưu vực trung hạ du Hoàng Hà. "Xuân Thu cốc lương truyện" quyển 1 "Ẩn công chú sơ" có viết rằng "Tần nhân năng viễn mộ Trung Hoa quân tử". Sau này, phàm là thuộc khu vực quản lý của vương triều Trung Nguyên thì đều được gọi chung là "Trung Hoa", ý chỉ toàn quốc. Hàn Ốc thời Đường có câu "Trung Hoa địa hướng biên thành tẫn, ngoại quốc vân tòng đảo thượng lai", đối lập giữa "Trung Hoa" và ngoại quốc. Do vậy, "Trung Quốc" cũng có thể gọi là Trung Hoa, gọi tắt là "Hoa", người Hán cư trú tại hải ngoại có thể gọi là "Hoa kiều", nếu đã nhập quốc tịch nước khác thì có thể gọi là "Hoa nhân ngoại tịch".[20]

    Lịch sử

    Lịch sử Trung Quốc

    Tiền đế quốc

    Một chiếc quỹ thời Tây Chu (1046–771 TCN)

    Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người nguyên thủy cư trú tại Trung Quốc từ 250.000 đến 2,24 triệu năm trước.[21] Một hang tại Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh ngày nay) có những hóa thạch của họ Người có niên đại từ 680.000 đến 780.000 TCN.[22] Các hóa thạch là người Bắc Kinh, một ví dụ của giống người đứng thẳng sử dụng lửa.[23] Trong di chỉ người Bắc Kinh cũng có những hài cốt của người thông minh có niên đại từ 18.000–11.000 TCN.[24] Một số học giả khẳng định rằng một hình thức chữ viết nguyên thủy tồn tại ở Trung Quốc ngay từ 3000 TCN.[25]

    Theo truyền thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên là Hạ, bắt đầu từ khoảng 2070 TCN.[26] Tuy nhiên, triều đại này bị các sử gia cho là thần thoại cho đến các khai quật khoa học phát hiện ra những di chỉ đầu thời kỳ đồ đồng tại Nhị Lý Đầu, Hà Nam vào năm 1959.[27] Vẫn chưa rõ về việc liệu các di chỉ này là tàn tích của triều Hạ hoặc của một văn hóa khác cùng thời kỳ.[28]

    Triều đại đầu tiên để lại các ghi chép lịch sử là Thương với thể chế phong kiến lỏng lẻo,[29] định cư dọc Hoàng Hà tại miền Đông Trung Quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 TCN.[30] Giáp cốt văn của triều Thương tiêu biểu cho dạng chữ viết Trung Quốc cổ nhất từng được phát hiện,[31] và là tổ tiên trực tiếp của chữ Hán hiện đại.[32] Triều Thương bị triều Chu chinh phục vào thế kỷ 12 TCN. Quyền lực tập trung của triều Chu dần suy yếu trước các chư hầu phong kiến, nhiều quốc gia độc lập cuối cùng xuất hiện từ triều Chu và liên tục tiến hành chiến tranh với nhau trong thời kỳ Xuân Thu kéo dài 300 năm. Đến thời Chiến Quốc trong thế kỷ 5–3 TCN, quân chủ bảy quốc gia hùng mạnh đều xưng vương như thiên tử triều Chu.

    Thời đế quốc

    Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc vào năm 221 TCN, sau khi nước Tần chinh phục sáu vương quốc khác và thiết lập quốc gia Trung Hoa thống nhất đầu tiên. Tần vương Doanh Chính tuyên bố bản thân là "Thủy hoàng đế", tức hoàng đế đầu tiên, và tiến hành cải cách khắp Trung Quốc, đáng chú ý là cưỡng bách tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ, đo lường, chiều dài trục xe, và tiền tệ. Triều đại Tần chỉ tồn tại trong 15 năm, nó bị diệt vong không lâu sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, do các chính sách Pháp gia hà khắc và độc đoán dẫn đến nổi dậy rộng khắp.[33][34]

    Triều đại Hán cai trị Trung Quốc từ 206 TCN đến 220 CN, thiết lập một bản sắc văn hóa Hán bền vững trong dân cư và tồn tại cho đến nay.[33][34] Triều đại Hán mở rộng đáng kể lãnh thổ thông qua các chiến dịch quân sự đến bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Trung Á, và cũng tạo điều kiện thiết lập Con đường tơ lụa tại Trung Á. Trung Quốc dần trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới cổ đại.[35] Triều Hán chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng quốc gia, đây vốn là một tư tưởng triết học phát triển vào thời kỳ Xuân Thu. Mặc dù triều Hán chính thức bãi bỏ hệ tư tưởng chính thức của triều Tần là Pháp gia, song những thể chế và chính sách Pháp gia vẫn tồn tại và tạo thành nền tảng cho chính phủ triều Hán.[36]

    Tháp Đại Nhạn tại Tây An là công trình Phật giáo được xây dựng vào thời Đường.

    Sau khi triều Hán sụp đổ là một giai đoạn chia rẽ được mang tên Tam Quốc.[37] Sau một thời kỳ thống nhất dưới quyền triều đại Tây Tấn, Trung Quốc tiếp tục chia rẽ trong các giai đoạn Đông Tấn-Thập Lục Quốc và Nam-Bắc triều. Năm 581, Trung Quốc tái thống nhất dưới quyền triều đại Tùy. Tuy nhiên, triều đại Tùy suy yếu sau khi thất bại trong chiến tranh với Cao Câu Ly kéo dài từ 598 đến 614.[38][39]

    Dưới các triều đại Đường và Tống, công nghệ và văn hóa Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim.[40] Loạn An Sử trong thế kỷ 8 đã tàn phá quốc gia và khiến triều Đường suy yếu.[41] Triều Tống là chính phủ đầu tiên trong lịch sử thế giới phát hành tiến giấy và là thực thể Trung Hoa đầu tiên thiết lập một hải quân thường trực.[42] Trong các thế kỷ 10 và 11, dân số Trung Quốc tăng lên gấp đôi, đến khoảng 100 triệu người, hầu hết là nhờ mở rộng canh tác lúa tại miền trung và miền nam, và sản xuất dư thừa lương thực. Thời Tống cũng chứng kiến một sự hưng thịnh của triết học và nghệ thuật, nghệ thuật phong cảnh và tranh chân dung đạt được trình độ mới về sự thành thục và độ phức tạp,[43] và các tầng lớp tinh hoa trong xã hội tụ tập để chiêm ngưỡng nghệ thuật, chia sẻ tác phẩm của họ và giao dịch các tác phẩm quý báu. Thời Tống chứng kiến một sự phục hưng của Nho giáo, đối lập với sự phát triển của Phật giáo vào thời Đường.[44]

    Trong thế kỷ 13, Trung Quốc dần bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục, Tây Hạ và Kim dần bị tiêu diệt. Năm 1271, đại hãn người Mông Cổ là Hốt Tất Liệt thiết lập triều đại Nguyên; triều Nguyên chinh phục tàn dư cuối cùng của triều Tống vào năm 1279. Trước khi Mông Cổ xâm chiếm, dân số Trung Quốc là 120 triệu; song giảm xuống 60 triệu trong điều tra nhân khẩu năm 1300.[45] Một nông dân tên là Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên vào năm 1368 và kiến lập triều đại Minh. Thời Minh, Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim khác, phát triển một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới và có một nền kinh tế giàu có và thịnh vượng, trong khi phát triển về nghệ thuật và văn hóa. Trong giai đoạn này, Trịnh Hòa dẫn đầu các chuyến thám hiểm vượt đại dương, tiến xa nhất là đến châu Phi.[46] Trong những năm đầu thời Minh, thủ đô của Trung Quốc được chuyển từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Cũng trong thời Minh, các triết gia như Vương Dương Minh tiếp tục phê bình và phát triển lý học với những khái niệm về cá nhân chủ nghĩa và đạo đức bẩm sinh.[47]

    Triều Thanh kéo dài từ năm 1644 đến năm 1912, là triều đại đế quốc cuối cùng của Trung Quốc. Trong thế kỷ 19, triều đại này phải đương đầu với chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến. Trung Quốc buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, trả bồi thường, cho phép người ngoại quốc có đặc quyền ngoại giao và nhượng Hồng Kông cho người Anh[48] vào năm 1842. Chiến tranh Thanh-Nhật (1894–95) dẫn đến việc triều Thanh mất ảnh hưởng tại Triều Tiên, cũng như phải nhượng Đài Loan cho Nhật Bản.[49] Trong những năm 1850 và 1860, cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc đã tàn phá miền nam Trung Quốc.

    Thời Dân Quốc (1912–1949)

    Tôn Trung Sơn (ngồi bên phải), và Tưởng Giới Thạch.

    Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn của Quốc dân đảng được tuyên bố là đại tổng thống lâm thời.[50] Tuy nhiên, sau đó chức đại tổng thống được trao cho cựu đại thần của triều Thanh là Viên Thế Khải, nhân vật này tuyên bố bản thân là hoàng đế của Trung Quốc vào năm 1915. Do đối diện với chỉ trích và phản đối rộng khắp trong quân Bắc Dương của mình, Viên Thế Khải buộc phải thoái vị và tái lập chế độ cộng hòa.[51]

    Sau khi Viên Thế Khải mất năm 1916, Trung Quốc bị tan vỡ về chính trị. Chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận song bất lực trên thực tế; các quân phiệt địa phương kiểm soát hầu hết lãnh thổ.[52][53] Đến cuối thập niên 1920, Quốc dân đảng dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch thống nhất quốc gia dưới quyền quản lý của họ sau một loạt hành động khéo léo về quân sự và chính trị, được gọi chung là Bắc phạt.[54][55] Quốc dân đảng chuyển thủ đô đến Nam Kinh và thi hành "huấn chính", một giai đoạn trung gian của phát triển chính trị được phác thảo trong chương trình Tam Dân của Tôn Trung Sơn nhằm biến đổi Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ hiện đại.[56][57] Chia rẽ về chính trị tại Trung Quốc gây khó khăn cho Tưởng Giới Thạch trong việc chiến đấu với lực lượng Cộng sản trong nội chiến từ năm 1927. Cuộc chiến này tiếp tục với thắng lợi của Quốc dân đảng, đặc biệt là sau khi lực lượng Cộng sản triệt thoái trong Trường chinh, kéo dài cho đến khi Nhật Bản xâm lược và sự biến Tây An năm 1936 buộc Tưởng Giới Thạch phải đối đầu với Đế quốc Nhật Bản.[58]

    Chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945) là một mặt trận của Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một liên minh miễn cưỡng giữa hai phe Quốc dân và Cộng sản. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Trung Quốc vào năm 1945. Đài Loan, bao gồm cả Bành Hồ, được đặt dưới quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc. Trung Quốc đóng vai trò là quốc gia chiến thắng song bị tàn phá và tài chính kiệt quệ. Sự thiếu tin tưởng giữa hai phe Quốc dân và Cộng sản khiến nội chiến tái khởi động. Năm 1947, hiến pháp được thiết lập, song do xung đột đang diễn ra, nhiều quy định trong Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc chưa từng được thực thi tại Trung Quốc đại lục.[59]

    Thời Cộng hòa Nhân dân (1949–nay)

    Đại tác chiến trong Nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949 với kết quả là lực lượng Cộng sản kiểm soát hầu hết Trung Quốc đại lục, Quốc dân đảng triệt thoái ra ngoài khơi với lãnh thổ chỉ còn Đài Loan, Hải Nam, và các đảo nhỏ. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[60] Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân đánh chiếm Hải Nam từ Trung Hoa Dân Quốc[61] và hợp nhất Tây Tạng.[62] Tuy nhiên, tàn quân Quốc Dân đảng tiếp tục tiến hành nổi dậy ở miền tây Trung Quốc trong suốt thập niên 1950.[63]

    Mao Trạch Đông khuyến khích tăng trưởng dân số, và dân số Trung Quốc tăng từ khoảng 550 triệu lên trên 900 triệu trong thời gian ông lãnh đạo.[64] Tuy nhiên, kế hoạch cải cách kinh tế và xã hội quy mô lớn mang tên Đại nhảy vọt khiến cho hàng chục triệu người thiệt mạng từ năm 1958 đến năm 1961, hầu hết là do chết đói.[65] Từ 1 đến 2 triệu địa chủ bị hành quyết vì tội "phản cách mạng."[66] Năm 1966, Mao Trạch Đông cùng các đồng minh của ông tiến hành Đại cách mạng Văn hóa, kéo theo một giai đoạn tố cáo chính trị lẫn nhau và biến động xã hội kéo dài đến khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976. Trong tháng 10 năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc, giành được ghế một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.[67]

    Sau khi Mao Trạch Đông từ trần 1976 và vụ bắt giữ bè phái mang tên Tứ nhân bang, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và lãnh đạo quốc gia đến cải cách kinh tế quan trọng. Đảng Cộng sản sau đó nới lỏng kiểm soát của chính phủ đối với đời sống cá nhân của công dân và các công xã nhân dân bị bãi bỏ nhằm tạo điều kiện cho thuê đất tư nhân. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế hỗn hợp, với sự gia tăng của môi trường thị trường mở.[68] Trung Quốc thông qua hiến pháp hiện hành vào ngày 4 tháng 1 năm 1982. Năm 1989, hành động trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn khiến chính phủ Trung Quốc bị nhiều quốc gia chỉ trích và áp đặt chế tài.[69]

    Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ lãnh đạo quốc gia trong thập niên 1990. Trong thời gian họ cầm quyền, thành tích kinh tế của Trung Quốc đưa khoảng 150 triệu nông dân khỏi bần cùng và duy trì tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân năm là 11,2%.[70][71] Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dưới quyền lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trong thập niên 2000. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng cũng có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường quốc gia,[72][73] và dẫn đến chuyển dịch lớn trên phương diện xã hội.[74][75] Chất lượng sinh hoạt tiếp tục được cải thiện nhanh chóng bất chấp khủng hoảng cuối thập niên 2000, song kiểm soát chính trị tập trung vẫn chặt chẽ.[76] Trong tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào trong vai trò Tổng bí thư của Đảng Cộng sản.[77]

    Địa lý

    Địa lí Trung Quốc
    Bản đồ vệ tinh ghép thể hiện địa hình Trung Quốc
    Hoàng Sơn tại An Huy.

    Trung Quốc là quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đất[78] sau Nga, và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ.[f] Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2 (3.700.000 sq mi).[79]Số liệu diện tích cụ thể dao động từ 9.572.900 km2 (3.696.100 sq mi) theo Encyclopædia Britannica,[80] 9.596.961 km2 (3.705.407 sq mi) theo Niên giám Nhân khẩu Liên Hiệp Quốc,[3] đến 9.596.960 km2 (3.705.410 sq mi) theo CIA World Factbook.[5]

    Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km (13.743 mi) từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ.[5]Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga.[81] Trung Quốc bao gồm phần lớn Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan[g], Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.

    Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° và 54° Bắc, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). Ở phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal.[82] Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan.[83]

    Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm.[84] Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi.[85][86]

    Đa dạng sinh học

    Một cá thể gấu trúc lớn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long thuộc Tứ Xuyên, một loài đặc hữu của Trung Quốc.

    Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới,[87] nằm trên hai khu vực sinh thái lớn của thế giới là Cổ Bắc phương (Palearctic) và Indomalaya (Đông Dương). Theo một đánh giá, Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật và thực vật có mạch, do vậy là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới, sau Brasil và Colombia.[88] Trung Quốc ký kết Công ước về đa dạng sinh học Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 1992, và trở thành một bên của công ước vào tháng 1 năm 1993.[89]

    Trung Quốc là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới),[90] 1.221 loài chim (thứ tám),[91] 424 loài bò sát (thứ bảy)[92] và 333 loài động vật lưỡng cư (thứ bảy).[93] Trung Quốc là quốc gia đa dạng sinh học ở mức độ cao nhất trong mỗi hạng mục ngoài vùng nhiệt đới. Động vật hoang dã tại Trung Quốc chia sẻ môi trường sống và chịu áp lực gay gắt từ lượng dân cư đông nhất thế giới. Ít nhất có 840 loài động vật bị đe dọa, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm tuyệt chủng địa phương tại Trung Quốc, phần lớn là do hoạt động của con người như phá hoại môi trường sống, ô nhiễm và săn bắn phi pháp để làm thực phẩm, lấy da lông và làm nguyên liệu cho Trung dược.[94]Động vật hoang dã gặp nguy hiểm được pháp luật bảo hộ, tính đến năm 2005, Trung Quốc có trên 2.349 khu bảo tồn tự nhiên, bao phủ một tổng diện tích là 149,95 triệu ha, tức 15% tổng diện tích của Trung Quốc.[95]

    Trung Quốc có trên 32.000 loài thực vật có mạch,[96] và là nơi có nhiều loại rừng. Những khu rừng thông lạnh chiếm ưu thế tại miền bắc của quốc gia, là nơi sinh sống của các loài động vật như nai sừng tấm và gấu đen, cùng với hơn 120 loài chim.[97] Tầng dưới của rừng thông ẩm có thể gồm các bụi tre. Trên các vùng núi cao của bách xù và thủy tùng, thay thế cho tre là đỗ quyên. Các khu rừng cận nhiệt đới chiếm ưu thế tại miền trung và miền nam Trung Quốc, là nơi sinh sống của khoảng 146.000 loài thực vật.[97]Những khu rừng mưa nhiệt đới và theo mùa bị hạn chế tại Vân Nam và Hải Nam, song bao gồm một phần tư tổng số loài động thực vật phát hiện được tại Trung Quốc.[97] Ghi nhận được trên 10.000 loài nấm tại Trung Quốc,[98] và trong số đó có gần 6.000 loài nấm bậc cao.[99]

    Chính trị

    Chính trị Trung Quốc
    Tân Hoa môn là cửa chính của Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở các cơ quan đầu não của Trung Quốc.

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn,[100] với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo.[101] Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa".[102]

    Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền lực của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc.[103] Hệ thống tuyển cử của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu nhân dân địa phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực tiếp, và toàn bộ các cấp đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho đến toàn quốc được tuyển cử gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân ở cấp ngay bên dưới. Hệ thống chính trị được phân quyền, và các lãnh đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng kể.[104] Tại Trung Quốc còn có các chính đảng khác, được gọi là 'đảng phái dân chủ', những tổ chức này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp).[105]

    Chủ tịch nước Trung Quốc là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, đóng vai trò là người đứng đầu về mặt lễ nghi và do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người đứng đầu các bộ và ủy ban cấp bộ. Chủ tịch nước đương nhiệm là Tập Cận Bình, ông cũng là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, do vậy ông là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.[77] Thủ tướng đương nhiệm là Lý Khắc Cường, ông cũng là một thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của Trung Quốc trong thực tế.[106]

    Hành chính

    Phân cấp hành chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[107] Trung Quốc còn có năm phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; bốn đô thị trực thuộc; và hai khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao.

      bởi Nguyen Phong 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trung Quốc (tiếng Trung中国), tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung中华人民共和国), là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.[13] Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc, và 2 khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.[14]

    Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới,[15] và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường.[f] Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi HimalayaKarakoramPamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung ÁTrường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột HảiHoàng Hảibiển Hoa Đông và biển Đông.

    Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáoĐạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành), các thành tựu khoa học kỹ thuậtnổi bật (phát minh ra giấyla bànthuốc súngđịa chấn kế, kỹ thuật in ấn...), hoạt động giao thương xuyên châu Á với nhiều quốc gia (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc đứng đầu thế giới vào thời trung cổ.

    Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc.

    Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái.[16] Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tếvào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế.[17] Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTOAPECBRICSSCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.[18][19] Trung Quốc đang có tham vọng trở thành một siêu cường có thể cạnh tranh với Mỹ trên mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự thậm chí thay thế Mỹ trở thành siêu cường số một thế giới[20][21].

      bởi Tuyền Khúc 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trung Quốc là nước lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Nga và Canada. Đây là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người. địa hình tương đối đa dạng với sa mạc, cao nguyên, núi non, và các đồng bằng màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa các con sông Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông… Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được cả thế giới biết đến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại bên cạnh những danh lam đẹp và nổi tiếng trên thế giới. Hơn nữa, quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau khi tiến hành cuộc cải cách mở cửa, thị trường không ngừng được mở rộng, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, cải cách thể chế tiền tệ tiến triển vững chắc, những điều này đã đảm bảo vững chắc cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển.

     

    KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT

    Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng, nhiệt đới ở phía nam đến cận ôn đới ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.

    PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

    Việc đi lại ở Trung Quốctương đối dễ dàng, hệ thống giao thông dễ sử dụng với các dịch vụ xe buýt, máy bay, tàu lửa, tàu điện ngầm, taxi…

    VĂN HÓA          

    Đất nước Trung Quốckhông chỉ nổi tiếng với diện tích hay dân số mà còn nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, nền văn hóa ấy được tích lũy và gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. tại trung quốc, có nhiều dân tộc sống với nhau và có khá nhiều tôn giáo song song cùng tồn tại tạo thành đất nước trung hoa rộng lớn.

      bởi B Ming_ 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF