YOMEDIA
NONE

Vì sao Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên phủ là pháo đài bất khả xâm phạm?

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.
    Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.
    Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
    Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".
    Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.

      bởi Anh Thúy 24/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.
    Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.
    Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
    Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".
    Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.
    Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

      bởi Lê Quang Vinh 26/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.
    Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.
    Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
    Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".
    Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.
    Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

      bởi Đạt Đạt Vũ Văn Thành 08/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • như trên

      bởi NQ ytt612 22/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF