YOMEDIA
NONE

Miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • – Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)

    * Điều kiện lịch sử:

    – Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang cà căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

    – Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tién lên.

    – Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.

    * Diễn biến

    – Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.

    – Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.

    – Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

    * Kết quả:

    – Đến năm 1960, nhân dân miền Nam đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.

    – Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

    * Ý nghĩa

    – “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng. .

    – Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

    – Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961- 1965)

    * Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

    – Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).

    – “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh thực đân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và yêu nước.

    – Biện pháp:

    + Thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: “kế hoạch Xtalây – Taylo” (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và “kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara” (bình định miền Nam trong 24 tháng).

    + Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường; tăng nhanh viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, với nhiều vũ khí và phương tiện chién tranh hiện đại, nhất là các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”; tăng cố vấn Mĩ để chỉ huy, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ – MACV (năm 1962).

    + Ra sức dồn dân, lập “ấp chiến lược”, dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp, nhằm kìm kẹp và bóc lột quần chúng, tách rời nhân dân với phong trào cách mạng, thực hiện “tát nước bắt cá”.

    * Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

    – Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Tháng 1/1963, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Ấp Bắc; chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

    – Trên mặt trận chống bình định, phong trào nổi dậy chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% số dân.

    – Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nhất là các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương, phật tử. Phong trào cũng phát triển mạnh ở các vùng nông thôn, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài.

    – Do thất bại, nội bộ Mĩ và tay sai lục đục, dẫn tới cuộc đảo chính, giết chế Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (tháng 11/1963). Từ cuối năm 1964, Mĩ thực hiện kế hoạch Giôn Xơn – Mắc Namara. Số quân Mĩ ở miền Nam lên tới 25 000, nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình.

    – Trong đông – xuân 1964 – 1965, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, các lực lượng vũ trang giải phóng đẩy mạnh tiến công địch, giành thắng lợi trong các chiến dịch Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia ( Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà), đẩy quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ tan rã.

    Phong trào đô thị và phong trào nổi dậy phá “ấp chiến lược” tiếp tục phát triển mạnh. Đến tháng 6/1965, địch chỉ còn kiểm soát được 2.200 trong tổng số 16.000 ấp. Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại.

    – Ý nghĩa: đây là thắng lợi có ý nghiã chiến lược thứ hai của quân dân miền Nam, đồng thời là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở miền Nam.

      bởi Quế Anh 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF