YOMEDIA
NONE

Hạn chế trong luận cương chính trị 1930-1931 là gì?

hạn chế trong luận cương chính trị 1930-1931 là gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • - Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) họp ở Hương Cảnh - Trung Quốc đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú khởi thảo.Ngoài những mặt thống nhất với cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) xác định được những vấn đề chiến lược của cách mạng thì Luận Cương còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục đó là:

    + Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

    + đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.

    - Những hạn chế này đã được Đảng ta từng bước khắc phục trong thực tiễn đấu tranh cách mạng qua các thời kì vận động 1936 -1939 và 1939 -1945)

    - Về Nhiệm vụ cách mạng trong các hội nghị trung ương 6, 7,8 Đảng đều chủ trương đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:

    + Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936),họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và phong kiến nhưng niệm vụ trước mắt là đấu tranh chống phản đông thuộc địa pháp đòi tự do cơm áo hòa bình.

    Hội nghi chủ trương tạm gác khẩu hiệu đánh đổ đế quốc pháp. tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày bằng đấu tranh đòi tự do, dân chủ hòa bình, các Hội nghị họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.

    + Hôi nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng (11/1939) tại Gia Định do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã xác định mục tiêu chiến lược của cm việt nam là đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
    Hội nghi chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa.

    + Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì ở Cao Bằng đã giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức thiết nhất”; tiếp tục tạm gác khẩu hiệu đánh đổ ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện chia lại ruộng cho công bằng thực hiện giảm tô giảm tức..khẳng định xúc tiến thời gian khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. dự kiến hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

    - Về lực lượng : trong các hội nghị trung ương để tập trung được toàn thể nhân vào quá trình đấu tranh vận động cách mạng Đảng chủ trương thành lập các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, các hội đoàn thể cho phù hợp với từng thời kì như : Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938); Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông dương (11/1939) ; đặc biệt hội nghị trung ương 8 (19/5/1941) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, hội nghị còn đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ; đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

    => Như vậy qua các giai đoạn 1936-1939; 1939 -1945 qua các hội nghị Đảng đã từng bước hoàn chỉnh và khắc phục những hạn chế của Luân cương 1930. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941đã đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng,giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước đồng thời hoàn chỉnh đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị BCHTW Đảng tháng 11/1939, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930. góp phần đưa cách mạng tới thắng lợi.

      bởi Hoàng Đức 10/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF