YOMEDIA
NONE

Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lit dd CuSO4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,40g trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.

a, Xác định kim loại M.

b, Lấy m(g) kim loại M cho vào 1 lit dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28g và dd B. Tính m(g)?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • a. Theo bài ra ta có PTHH .

    M  + CuSO4  → MSO4  +  Cu      (1)

    Số mol CuSO4 tham gia phản ứng (1) là: 0,5 ( 0,2 – 0,1 ) = 0,05 mol

    Độ tăng khối lượng của M là:

    mtăng = mkl gp  -  mkl tan = 0,05 (64 – M) = 0,40

    giải ra: M = 56 , vậy M là Fe

    b. Ag Có Tính oxi hoá mạnh hơn Cu nên muối AgNO3 tham gia phản ứng với Fe trước.

    PTHH:

    Fe   +  2AgNO3   →  Fe(NO3)2  +  2Ag       (1)

    Fe   +  Cu(NO3)2   → Fe(NO3)2  +   Cu         (2)

    Ta có 2 mốc để so sánh:

    - Nếu vừa xong phản ứng (1): Ag kết tủa hết, Fe tan hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng.

     Chất rắn A là Ag thì ta có: mA = 0,1 x 108 = 10,8 g

    - Nếu vừa xong cả phản ứng (1) và (2) thì khi đó chất rắn A gồm: 0,1 mol Ag và 0,1 mol Cu

    mA  = 0,1.(108 + 64 ) = 17,2 g

    theo đề cho mA = 15,28 g ta có:   10,8 < 15,28 < 17,2

    vậy AgNO3 phản ứng hết, Cu(NO3)2 phản ứng một phần và Fe tan hết.

    mCu tạo ra = mA – mAg = 15,28 – 10,80 = 4,48 g. Vậy số mol của Cu = 0,07 mol.

    Tổng số mol Fe tham gia cả 2 phản ứng là: 0,05 (ở pư 1)  +  0,07 (ở pư 2) = 0,12 mol

    Khối lượng Fe ban đầu là: 6,72g

      bởi Co Nan 20/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hướng dẫn giải: a/ theo bài ra ta có PTHH . M + CuSO4  MSO4 + Cu (1) Số mol CuSO4 tham gia phản ứng (1) là: 0,5 ( 0,2 – 0,1 ) = 0,05 mol Độ tăng khối lượng của M là: mtăng = mkl gp - mkl tan = 0,05 (64 – M) = 0,40 giải ra: M = 56 , vậy M là Fe b/ ta chỉ biết số mol của AgNO3 và số mol của Cu(NO3)2. Nhưng không biết số mol của Fe (chất khử Fe Cu Ag (chất oxh mạnh) 0,1 0,1 ( mol ) Ag Có Tính oxi hoá mạnh hơn Cu nên muối AgNO3 tham gia phản ứng với Fe trước. PTHH: Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag (1) Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu (2) Ta có 2 mốc để so sánh: - Nếu vừa xong phản ứng (1): Ag kết tủa hết, Fe tan hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng. Chất rắn A là Ag thì ta có: mA = 0,1 x 108 = 10,8 g - Nếu vừa xong cả phản ứng (1) và (2) thì khi đó chất rắn A gồm: 0,1 mol Ag và 0,1 mol Cu mA = 0,1 ( 108 + 64 ) = 17,2 g theo đề cho mA = 15,28 g ta có: 10,8 < 15,28 < 17,2 vậy AgNO3 phản ứng hết, Cu(NO3)2 phản ứng một phần và Fe tan hết. mCu tạo ra = mA – mAg = 15,28 – 10,80 = 4,48 g. Vậy số mol của Cu = 0,07 mol. Tổng số mol Fe tham gia cả 2 phản ứng là: 0,05 ( ở pư 1 ) + 0,07 ( ở pư 2 ) = 0,12 mol Khối lượng Fe ban đầu là: 6,72g 

      bởi Hồ Lan 16/01/2021
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF