YOMEDIA
NONE

Mùa xuân năm 327 trCN , một danh tướng Hi Lạp là A-lêch-xan-đơ Mac-xê-đôn (Alecxander) đã xâm nhập vào biên giới Ấn Độ . Nhưng ở đây ngoài sự kháng cự mạnh mẽ của người dân nơi đấy , mà còn bị một kẻ thù đáng sợ của tự nhiên là bệnh đường ruột. Quân lính bị mệt mỏi đến cực độ và kiệt sức vì bệnh tật không chịu đựng được nữa và buộc ông phải rút quân.Theo những tài liệu còn lưu truyền lại của các nhà sử học thì rõ ràng các cấp chỉ huy trong đạo quân bị mắc bệnh ít hơn rất nhiều so với quan sĩ khác tuy rằng họ cũng phải chịu cảnh sống tương tự .Nguyên nhân của hiện tượng bí ẩn này chỉ được phát hiện sau đó 2250 năm . Đó là vì binh lính uống nước bằng cốc bằng thiếc còn sĩ quan uống bằng cốc bằng bạc .Tai sao khi dùng cốc bạc , các cấp chỉ huy của quân đội lại ít bị mắc bệnh đường ruột hơn các binh lính trong cuộc hành quân ấy

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Bạc hoà tan vào nước mặc dù rất ít .Dd của Ag+ trong nước có tính chất kì lạ là diệt được các vi khuẩn có hại có sẵn trong nước gây nên căn bệnh đường ruột .Vì các cấp sĩ quan trong đội quân đã dùng cốc Ag để uống nước nên một phần vi khuẩn có hại đã bị tiêu diệt. Chính vì thế mà ở Ai Cập, người ta áp miếng bạc lên vết thương để sát trùng, hay người Mông Cổ đựng thức ăn trong đồ bạc. Ag có tính sát khuẩn rất mạnh. Tuy bạc chỉ tan vào nước thành Ag+ với lượng rất nhỏ nhưng cũng đủ làm sạch chỗ nước đó

      bởi Kim Ngan 14/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF