Tình hình phân bố dân cư của nước ta
tình hình phân bố dân cư của nc ta co ah hương ntn đến phát triển KT-XH
Trả lời (1)
-
Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).
+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:
Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.
* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng: trong khi đồng bằng dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn -> việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng bằng và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.
- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất Nhà nước bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh -> nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.bởi Lê Minh Trang 10/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Dựa vào atlat trang 25 kể tên tài nguyên du lịch của vùng trung du và miền núi bắc bộ?
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày đặc điểm , phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long ( Giúp mình với mai mình 15p r mọi người cứu mik với ạ )
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
A. Dân cư thưa thớt
B. Chặt phá rừng bừa bãi
C. Thời tiết diễn biến thất thường
D. Địa hình của vùng bị chia cắt mạnh
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu vai trò của ngành dịch vụ cơ cấu nghành dịch vụ
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện và tài nguyên thiên nhiên các vùng. trung du miền núi bắc bộ đồng bằng sông hồng khu vực bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày tình hình phát triển các loại hình giao thông vận tải của nước ta
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dựa vào (Atlat/t23), xác định các tuyến quốc lộ 1, 2, 6 đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 51.
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ? ( TDMNBB ,ĐBSH ,BTB, DHNTB ,TN)?
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về dân cư, hoạt động kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về dân cư, hoạt động kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là gì? (Trả lời chính xác và đúng vào vấn đề nhé!)
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
phân tích các điều kiện kinh tế xã hội cho phép vùng bắc trung bộ có thế mạnh về công nghiệp? giúp mình với ạ
02/01/2023 | 0 Trả lời
-
tại sao tại đông nam bộ ngành công nghiệp lại phát triển hơn so với ngành nông nghiệp?
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì? Hãy nêu biện pháp.
09/03/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre?
17/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao đồng bằng sông Cửu Long lại đào nhiều kênh rạch?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
Việc bề mặt bị chia cắt bởi các đê sông tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho kinh tế - xã hội và tự nhiên của khu vực đồng bằng sông hồng?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày hiện trạng và phương hướng cải tạo bảo vệ các dòng sông?
14/04/2023 | 0 Trả lời
-
Theo em, việc khai thác các tài nguyên không hợp lí đã gây ra tác động tiêu cực gì cho bầu khí quyển?
26/09/2023 | 0 Trả lời
-
Trong các nhân tố kinh tế - xã hội như: Dân cư lao động cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước. Cái nào quan trọng nhất, vì sao
27/09/2023 | 0 Trả lời
-
Kể tên các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta. Cho biết các ngành này phát triển dựa vài những thế mạnh gì? Ví dụ?
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Vai trò của QL 14
26/10/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Cần phải làm gì để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
03/11/2023 | 1 Trả lời
-
Cho bảng số liệu về chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta (%)
Năm Trâu Lợn Gia cầm
1990 100 100 100
1995 103,8 133,0 132,3
2000 101,5 164,7 182,6
2002 98,6 189,0 217,2
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm?
b) Nhận xét và giải thích về chỉ số tăng trưởng dàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990-2002?
06/11/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu đặc điểm chung của nền kinh tế nước ta?
12/12/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
17/12/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tôt đẹp của dân tộc?
25/12/2023 | 0 Trả lời