YOMEDIA
NONE

Phân tích sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp nước ta

Phân tích sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp nc ta.

Trả lời nhanh nhanh nha, mai kt 1 tiết rồi=))

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. Các nhân tố tự nhiên
    1. Tài nguyên đất
    – Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
    – Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
    + Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
    + Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
    -> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
    – Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

    2. Tài nguyên khí hậu
    – Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (bắc-năm, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
    Ví dụ: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích hợp với cây vụ đông.
    – Khí hậu ôn đới núi cao.
    – Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

    3. Tài nguyên nước
    – Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp.
    – Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
    – Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
    + Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô

    4. Tài nguyên sinh vật
    – Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.

    II. Các nhân tố kinh tế – xã hội
    1. Dân cư và nguồn lao động
    – Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
    – Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58,4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp
    – Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh

    2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
    – Đang dần được hoàn thiện, các cơ sở phục vụ chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển và phân bố rộng khắp, nhất là các vùng chuyên canh.
    – Hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại.

    Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, lop 9

    Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp

    3. Chính sách phát triển nông nghiệp
    + Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, hợp tác xã.
    + Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nông hợp lý, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu.

    4. Thị trường trong và ngoài nước
    – Thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, thực hiện trao đổi là nhu cầu của thị trường
    – Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường
    – Biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến người sản xuất.

    TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

    ? (trang 24 SGK Địa lý 9) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta.
    Các em xem tại đây!

    ? (trang 25 SGK Địa lý 9) Hãy kể tên một số loại rau, quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương.

    ? (trang 25 SGK Địa lý 9) Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta.

    ? (trang 26 SGK Địa lý 9) Kể tên một số cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ hình 7.2 (trang 26 SGK Địa lý 9).

    ? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
    – Đất đai:
    + Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
    + Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
    + Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
    + Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
    – Khí hậu:
    + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
    + Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
    + Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
    + Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
    – Nguồn nước:
    + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
    + Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
    + Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
    – Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

    ? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
    + Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
    + Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
    + Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
    + Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

      bởi Lê Trương Thúy Diễm 11/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON