YOMEDIA
NONE

Hoạt động kinh tế của người dân châu Phi là gì?

Hoạt động kinh tế của người dân châu Phi là gì?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • * Nông nghiệp :

    a) Ngành trồng trọt

    Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thường thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn. Ca cao là cây trồng quan trọng bậc nhất, phân bố ở vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. Cà phê được trồng nhiều ở các nước phía tây và phía đông châu Phi. Cọ dầu cũng được trồng tập trung ờ vùng ven vịnh Ghi-nê và ờ những nơi có khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra còn có lạc, cao su, bông, thuốc lá, chè...
    Các cây ăn quả cận nhiệt như nho, ôliu, cam. chanh... được trồng ờ phần cực Bắc và cực Nam châu Phi, trong môi trường địa trung hải.
    Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt ; hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu. thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người. Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu. Hằng năm, có khoảng 300 triệu người ở châu Phi phải sống dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu, gần 30 triệu người thường xuyên bị nạn đói đe doạ. Kê được trồng khá phổ biến ở châu Phi nhưng năng suất và sản' lượng thấp. Lúa mì và ngô có nhiều ở Cộng hoà Nam Phi và các nước nằm ven Địa Trung Hài. Lúa gạo có ở Ai Cập, trong vùng châu thổ sông Nin.
    b) Ngành chăn nuôi
    Ngành chăn nuôi nhìn chung kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Một số quốc gia có ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao trong nông nghiệp là Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a ... Cừu, dê được chăn thả thành từng đàn với quy mô khá lớn ờ các đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc. Lợn được nuôi ờ các quốc gia Trung Phi và Nam Phi. Các nước có đàn bò lớn là Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a


    * Công nghiệp :

    Tuy có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm 2% toàn thế giới. Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí. Công nghiệp luyện kim và chế tạo máy chỉ phát triển ờ một vài nước. Các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri...

    Những trở ngại lớn nhất trong sự phát triển công nghiệp ở châu Phi là : thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng..


    * Dịch vụ

    Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của Ai Cập.

    Hầu hết các nước châu Phi có hoạt động kinh tế đối ngoại tương đôi đơn giản, chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá cho các nước tư bản.
    Do công nghiệp kém phát triển nên phần lớn các nước châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập máy móc. thiết bị, hàng tiêu dùng.
    Các nông sản xuất khẩu chủ yếu là cà phê, ca cao, lạc. dầu cọ, bông. Trong khi đó châu Phi vẫn phải nhập một lượng lương thực rất lớn.
    Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước ờ châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, nhiều nông sản và khoáng sản chủ yếu của châu Phi bị giảm giá trên thị trường thế giới, làm cho nền kinh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng.
    Du lịch cũng là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a...).


     

      bởi Lê Trần Khả Hân 17/12/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.

    Báo cáo phát triển con người[5] của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi.

    Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mạiđầu tư và thu nhập trên đầu ngườiSự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.

    Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bôngcô ca và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960.

    Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.

    Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.

    Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.

    Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số.

      bởi . Tps . 05/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON