YOMEDIA
NONE

dieu kien nao xay ra xoi mon

nguyen nhan nao xay ra xoi mon

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Xói mòn xảy ra dưới tác động của gió, của nước và do hoạt động của con người.

    • Xói mòn do gió: thường xảy ra ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ như: ven biển, đất đồi bán khô hạn không có lớp phủ thực vật, ở ven biển không có rừng phòng hộ thì khi gió nổi sẽ xảy ra hiện tượng xói mòn tùy vào tốc độ gió mà xói mòn xảy ra ở mức độ nhiều hay ít. 
    • Xói mòn do nước: là sự công phá của mưa đối với mặt đất, mưa tạo ra dòng chảy trên bề mặt đất. Xảy ra ở vùng đất dốc như đồi không có lớp bảo vệ thực vật, những vùng đất trống, đồi trọc đã bị khai thác hết tài nguyên rừng thì khi có mưa sẽ xảy ra hiện tượng xói mòn. Mưa càng lớn thì  sức công phá càng mạnh
      • Dựa vào đất nếu đất càng thấm hút sâu thì lượng nước của dòng chảy càng giảm và xói mòn xảy ra càng ít 
      • Dựa vào địa hình: độ dốc quyết định đến thế năng của đất và dòng chảy trên bề mặt, địa hình càng dốc thì độ chảy càng lớn --> xói mòn xảy ra mạnh. độ dốc càng dài thì dòng chảy dài, xói mòn càng mạnh
      • Dựa vào thảm thực vật: độ che phủ của thảm thực vật sẽ hạn chế được xói mòn. Những vùng đất có độ phủ của thảm thực vật càng nhiều thì xói mòn càng ít và ngược lại. 
      bởi My Le 19/10/2017
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • xói mòn do gió nước

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Chặt phá rừng Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, nước ta đã mất gần chục triệu hecta rừng. Độ che phủ của rừng năm 1943 là 42,6%, đến năm 1993 chỉ còn lại 27,7%. Riêng về rừng tự nhiên cả nước năm 1993 còn được 8,84 triệu hecta so với năm 1985 đã giảm 200.000 hecta, bình quân hàng năm giảm mất khoảng gần 30.000 hecta. Tình trạng mất rừng đó đã gây ra thiên tai và xói mòn nghiêm trọng, khí hậu nhiều nơi có nhiều biến động bất thường, tài nguyên nhiều vùng đã bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn thoái hoá gây trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống. Độ che phủ của rừng và rừng bị mất đi không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường mà cũng đán h mất luôn giá trị quý báu của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có khả năng tái sinh được của đất nước. 2, Nương rẫy du canh Đồng bào các dân tộc ít người nước ta từ lâu đã có tập quán canh tác nương rẫy du canh. Hệ thống canh tác này ở thời điểm phát sinh vốn rất phù hợp với dân số còn ít ỏi, trình độ sản xuất còn thấp. Tuy nhiên sau này, với dân số tăng lên gấp nhiều lần, nương rẫy du canh không còn thích hợp được nữa do không có khả năng nuôi sống một số lượng lớn cư dân, bình quân đất thu hẹp khiến tốc độ quay vòng giữa các giai đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hoá tăng lên, đất mau chóng bị mất độ phì nhiêu. Nương rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu và lương thực: ngô, lúa, sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây xói mòn, rửa trôi cực kỳ nghiêm trọng. Mùa mưa hàng chục tấn đất màu trên một ha bị cuốn trôi vào mùa khô đất ở tầng mặt bị mất ẩm, gây nên chai cứng. Canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xuất chủ yếu và cũng là cách sử dụng cổ truyền của người dân vùng núi ở Việt Nam. Người ta chặt đốt cây cối, làm rẫy tỉa ngô, gieo lúa... 3. Chăn thả tự do Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi là thả rông súc vật. Tập quán chăn thả tự nhiên hàng đàn gia súc trâu, bò, ngựa, dê của nhiều dân tộc ít người đã diễn ra từ lâu đời. Chỉ có 3-4 tháng ngày mùa người ta mới bắt giá súc về để cầy kéo hoặc chuyên chở ngô, lúa. Còn lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc được tự do đi lại kiếm ăn không cần người trông coi. Chúng có gì ăn nấy, đi đâu phá đấy, giẫm đạp cây cối, phá huỷ đất đai, làm cho nhiều cánh rừng, nương lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng. Nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm cạn kiệt, gia súc càng đói khát. Do cây cỏ không bị mất ngay như đốt nương làm rẫy mà bị suy thoái dần dần, nhiều người lầm tưởng không gây tác hại gì nên tập quán chăn thả gia súc tự do mặc nhiên tồn tại. 4. Chọn cách trồng không đúng Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật không phù hợp có khi không thu hoạch được gì mà còn làm hỏng đất đai môi trường, nhiều nơi thành hoang hoá. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất giữ nước là những cách trồng không đúng kỹ thuật, còn rất phổ biến, cản trở việc sử dụng đất lâu bền ở ta hiện nay. Với 2 hình thức trồng cây là trồng thuần và trồng chay. Trồng thuần là trồng liên tục một loài cây trong nhiều năm trên một chân đất, quả đồi hay cả một vùng rộng lớn, cây sẽ hút và bóc hết chất màu, nhất là những cây hoa màu lương thực phàm ăn như sắn, ngô...Tác hại trồng thuần một loài cây đã rõ như vậy nhưng trên thực tế nhiều nông dân chưa biết trồng xen với các cây họ đậu như: lạc, đỗ hoặc trồng gối vụ với những cây phân xanh như cốt khí, muồng hoa vàng...rễ có nốt sần có vi khuẩn cố định đạm và chất hữu cơ, cành lá trả lại để cải tạo đất. Trồng chay là tập quán canh tác không bón phân nên không đủ điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển và không duy trì được độ phì và khả năng sản xuất của đất một cách lâu dài. Các hoạt động trên làm đất xói mòn nghiêm trọng. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục. Các tính chất đất cần thiết sẽ mất dần hết. Và đất không canh tác, sử dụng được.

      bởi Lê Trần Khả Hân 19/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Chặt phá rừng

    Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, nước ta đã mất gần chục triệu hecta rừng. Độ che phủ của rừng năm 1943 là 42,6%, đến năm 1993 chỉ còn lại 27,7%. Riêng về rừng tự nhiên cả nước năm 1993 còn được 8,84 triệu hecta so với năm 1985 đã giảm 200.000 hecta, bình quân hàng năm giảm mất khoảng gần 30.000 hecta.
     

     


    Tình trạng mất rừng đó đã gây ra thiên tai và xói mòn nghiêm trọng, khí hậu nhiều nơi có nhiều biến động bất thường, tài nguyên nhiều vùng đã bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn thoái hoá gây trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống. Độ che phủ của rừng và rừng  bị mất đi không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường mà cũng đán h mất luôn giá trị quý báu của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có khả năng tái sinh được của đất nước.

    2, Nương rẫy du canh

    Đồng bào các dân tộc ít người nước ta từ lâu đã có tập quán canh tác nương rẫy du canh. Hệ thống canh tác này ở thời điểm phát sinh vốn rất phù hợp với dân số còn ít ỏi, trình độ sản xuất còn thấp. Tuy nhiên sau này, với dân  số  tăng  lên  gấp  nhiều  lần,  nương  rẫy  du  canh  không  còn  thích  hợp  được  nữa  do không có khả năng nuôi sống một số lượng lớn cư dân, bình quân đất thu hẹp khiến tốc độ quay vòng giữa các giai đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hoá tăng lên, đất mau chóng bị mất độ phì nhiêu.

    Nương rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu và lương thực: ngô, lúa, sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây xói mòn, rửa trôi cực kỳ nghiêm trọng. Mùa mưa hàng chục tấn đất màu trên một ha bị cuốn trôi vào mùa khô đất ở tầng mặt bị mất ẩm, gây nên chai cứng.

    Canh  tác  nương  rẫy  là  hình  thức  hoạt  động  sản  xuất  chủ  yếu  và  cũng  là  cách  sử  dụng cổ truyền của người dân vùng núi ở Việt Nam. Người ta chặt đốt cây cối, làm rẫy tỉa ngô, gieo lúa...

    3. Chăn thả tự do

    Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi  là  thả rông súc vật. Tập quán chăn thả tự nhiên hàng đàn gia súc trâu, bò, ngựa, dê của nhiều dân tộc ít người đã diễn ra từ lâu đời.

    Chỉ có 3-4 tháng ngày mùa người ta mới bắt giá súc về để cầy kéo hoặc chuyên chở ngô, lúa. Còn lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc được tự do đi lại kiếm ăn không cần người trông coi. Chúng có gì ăn nấy, đi đâu phá đấy, giẫm đạp cây cối, phá huỷ đất đai, làm cho nhiều cánh rừng, nương lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng. Nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm cạn kiệt, gia súc càng đói khát. Do cây cỏ không bị mất ngay như đốt nương làm rẫy mà bị suy thoái dần dần, nhiều người lầm tưởng không gây tác hại gì nên tập quán chăn thả gia súc tự do mặc nhiên tồn tại.

    4. Chọn cách trồng không đúng

    Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật  không  phù  hợp  có  khi  không  thu  hoạch  được  gì  mà  còn  làm  hỏng  đất  đai  môi trường, nhiều nơi thành hoang hoá. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất giữ  nước  là  những cách trồng không đúng kỹ thuật, còn rất phổ biến, cản trở việc sử dụng đất lâu bền ở ta hiện nay.

    Với 2 hình thức trồng cây là trồng thuần và trồng chay.

    Trồng thuần là trồng liên tục một loài cây trong nhiều năm trên một chân đất, quả đồi hay cả một vùng rộng lớn, cây sẽ hút và bóc hết chất màu, nhất là những cây hoa màu lương thực phàm ăn  như sắn, ngô...Tác hại trồng thuần một loài cây đã rõ như vậy nhưng trên thực tế nhiều nông dân chưa biết trồng xen với các cây họ đậu như: lạc, đỗ hoặc trồng gối vụ với những cây phân xanh như cốt khí, muồng hoa vàng...rễ có nốt sần có vi khuẩn cố định đạm và chất hữu cơ, cành lá trả lại để cải tạo đất.

    Trồng chay là tập quán canh tác không bón phân nên không đủ điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển và không duy trì được độ phì và khả năng sản xuất của đất một cách lâu dài.

     Các hoạt động trên làm đất xói mòn nghiêm trọng. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục. Các tính chất đất cần thiết sẽ mất dần hết. Và đất không canh tác, sử dụng được.

      bởi Đinh Trí Dũng 10/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF