YOMEDIA
NONE

Phân tích các nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá?

Phân tích các nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • * Tự nhiên:
    - Thuận lợi:
    + Nước ta nằm ở khu vực có vị trí địa lý rất thuận lợi và phát triển công nghiệp trước hết thể hiện là:
               . Nước ta nằm gần trung tâm Đông Nam á nên dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu tiếp thu công nghệ hiện đại của Thế giới.
               . Nước ta nằm ở vùng bản lề của 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên thiên nhiên nước ta rất
    giầu về tài nguyên khoáng sản tạo ra nguồn nguyên liệu rất phong phú và đa dạng như than đá, than mầu, dầu mỏ, khí đốt.
               . Nước ta lại nằm gần các nước NIC châu á và cũng nằm rất gần Trung Quốc, Nhật Bản. Vì thế nước ta hầu như được các
    nước này quan tâm đầu tư, phát triển mà lại dễ dàng học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ hiện đại của những nước này.

    + Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng đó là T/nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên 1 hệ thống các nguồn tài nguyên và
    nguyên liệu đa dạng từ khoáng sản đến nông lâm thuỷ hải sản cung cấp nguyên liệu phát triển nhiều ngành công nghiệp từ nhóm A
    - B mà điển hình là.
              . Về nguyên liệu khoáng chất đặc biệt có than đá Quảng Ninh 3,5 tỉ tấn, than nâu đồng bằng hàng trăm triệu tấn, dầu mỏ 10
    tỉ tấn, khí đốt 3000 tỉ m3 . ĐB rất phong phú bởi vật liệu xây dựng như cát, thuỷ tinh, đá vôi, gần như vô tận.
              . Các nguyên liệu nông sản để phát triển công nghiệp chế biến thì ngày càng tăng dần cả về năng suất và sản lượng. Điển
    hình là sản lượng lương thực nay đã đạt 30 triệu tấn/năm. Sản lượng các loại cây công nghiệp như chè búp, cà phê, cao su thì được
    hàng trăm ngàn tấn.
              . Nguyên liệu lâm sản khá lớn đó là trữ lượng gỗ 586 tr m3 gỗ/năm với sản lượng gỗ khai thác hơn 3tr m3 gỗ/năm và hàng
    trăm tr cây tre, nứa, luồng.
              . Nguyên liệu T/sản: nhờ có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản lớn từ 3-3,5tr tấn/năm với SL đánh bắt được từ 1,2-1,5
    tấn/năm cho phép đánh bắt SL cá biển 700000 tấn/năm với 50000®60000 tấn tôm /năm.
    Chính đó là các nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp đa dạng lâu dài nếu biết khai thác hợp lý và bảo vệ.

    - Khó khăn:
    + Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, khắc nghiệt nhiều thiên tai dẫn đến việc sản xuất các nguồn nguyên liệu đặc biệt là nông
    lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh vì năng suất và sản lượng phụ thuộc nhiều vào thiên tai.

    + Cũng vì thiên tai khắc nghiệt, hệ sinh thái cấu trúc mỏng manh dễ bị suy thoái nên việc khai thác các nguồn tài nguyên hải
    sản sinh vật dễ gây ra đảo lộn sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.

    + Nước ta có nhiều tài nguyên hải sản có trữ lượng khá lớn chất lượng quí như dầu mỏ, khí đốt, bô xít rất cần với sự nghiệp
    công nghiệp hóa hiện nay là rất khó khai thác yêu cầu đầu tư lớn và phải có kinh tế hiện đại mới khai thác được mà ta lại chưa có
    nên phải nhờ vào nước ngoài do đó rất tốn kém hiệu quả thấp đồng thời khi khai thác các nguồn tài nguyên đó dễ làm cạn kiệt các
    nguồn tài nguyên khác.

    * Kinh tế - xã hội:
    - Thuận lợi:
    + Nguồn lao động nước ta dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm công nghiệp nên kích thích công nghiệp phát triển.
    Đồng thời nguồn lao động nước ta có khả năng tiếp nhanh khoa học - kỹ thuật công nghệ mới nên trình độ chuyên môn khoa học
    liên tục được nâng cao chính đó là động lực thực hiện công nghiệp hóa. Đặc biệt nguồn lao động phía Nam đã sẵn quen với tác
    phong công nghiệp và cách làm ăn theo cơ chế thị trường.

    + Cơ sở hạ tầng: ta đã xây dựng được một hệ thống xí nghiệp công nghiệp với 2268 xí nghiệp Quốc doanh và 374837 xí
    nghiệp ngoài Quốc doanh, trong đó có nhà máy hiện đại như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Thuỷ điện Hòa Bình, Yaly... và nhiều
    ngành công nghiệp mới hấp dẫn như điện tử, dầu khí đó là cơ sở để ta tiến hành đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa cả nước.

    + Đường lối chính sách: nhờ công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách rất phù hợp với
    sự công nghiệp hóa điển hình là đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, với mở rộng hợp tác, đầu tư
    quốc tế cùng với luật đầu tư nước ngoài ra đời...

    - Khó khăn:
    + Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào nhưng thực chất trình độ chuyên môn tay nghề chưa cao thiếu đội ngũ thợ bậc giỏi,
    bậc cao, vẫn chưa thật quen với tác phong công nghiệp và nhạy bén với cơ chế thị trường.

    + Cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn 1 khâu yếu trừ 1 vài ngành ngoài Xí nghiệp được xây dựng khá hiện đại còn lại hầu hết rất
    lạc hậu, già cỗi cũ kỹ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.

    + Nhà nước đổi mới chậm và duy trì cơ chế bao cấp quá lâu đặc biệt là thực hiện chính sách mở cửa chậm nên đã làm giảm
    tốc độ tăng trưởng của sự nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta.

      bởi Nguyễn Văn Nam 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON