Nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh bệnh giun đũa?
Nguyên nhân,tác hại ,cách phòng tránh bệnh giun đũa.Vòng đời của giun đũa
Trả lời (7)
-
nguyên nhân do ăn uống kém vệ sinh, dùng phân tươi bón phân, không diệt lăng quăng, bọ gậy, ruồi và muỗi
tác hại là lấy tranh thức ăn, gây tắc ống mật, ruột
cách phòng trách là ăn uống hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón phân, diệt lăng quăng, bọ gậy, ruồi và muỗi
vòng dời của giun đũa là: trứng - giun non - bào xác - kí sinh ở ruột - khí sinh ở phổi - ra ngoài - kí sinh lần 2 - ở ruột - sống mặc định - sinh sản
bởi Nguyễn Đình Minh Trí 24/12/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
- Nguyên nhân:
Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.
Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.
Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.
bởi Lương Trọng Quý 27/12/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
- Tác hại:
+ Giun đũa hút chất dinh dưỡng trong cơ thể người
+ Tiết độc tố gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
+ Gây tắc ruột, ống mật. Có thể di chuyển lên não, thận, mắt,... gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể
+ Một người mắc bệnh có thể trở thành một ổ phát tán cho cả cộng đồng
- Biện pháp:
+ Không đi chân trần, không tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn
+ Tẩy giun định kỳ 1 - 2 lần một năm
+ Vệ sinh ăn uống
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ vệ sinh xã hội nơi công cộng
+ Không tưới hoa màu, các loại rau, quả bằng phân tươi
bởi Lương Trọng Quý 27/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nguyên nhân:Do ăn uống không vệ sinh, dùng phân tươi bón phân, không diệt trừ lăng quăng,bọ gậy, ruồi và muỗi.
Tác hại:lấy tranh thức ăn gây tắc ống mật, ruột
Cách phòng tránh:ăn uống hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón phân, diệt trừ lăng quăng, bọ gậy, ruồi và muỗi
Vòng đời của giun đũa:
Trứng-giun non-bào xác-kí sinh ở ruột-kí sinh ở phổi-ra ngoài-kí sinh lần 2-ở ruột-sống mặc định-sinh sản.
bởi Jeon Jungkook 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tham khảo tại đây :
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-dua-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/
bởi Lê Trần Khả Hân 05/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
ăn chín uống sôi
bởi Khưu Gia Bảo 12/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
- Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
- Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
- Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
- Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
- Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.
bởi Khưu Gia Bảo 12/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản