YOMEDIA
NONE

Nêu khái niệm Truyện dân gian

Truyện dân gian là j

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (11)

  • Truyện dân gian bao gồm các thể loại như truyện cười,cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết do nhân dân sáng tạo và lưu truyền.

    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • truyện dân dan là những truyện do người xưa sáng tạo ra, dùng để dạy bảo về bài học nào đó

      bởi Nguyễn Đình Khải 04/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • là chuyện kể do nhân dân sáng tạo. Thông qua mỗi câu chuyện đều được gửi gắm những thông điệp.

      bởi Nguyễn Thuỷ Trúc 06/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại)  một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.

      bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 01/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dânđối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

      bởi Vua Ảo Tưởng 10/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật. Tuy nhiên Văn học dân gian không phải là Văn học Truyền miệng bởi Văn học Truyền miệng chỉ là một bộ phận thuộc Văn học Dân gian

    Chúc các bạn học tốt!

      bởi -=.=- Gia Đạo 15/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khái niệm. Truyền thuyết  loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

      bởi No Name 29/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Truyện dân gian bao gồm các thể loại như truyện cười,cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết do nhân dân sáng tạo và lưu truyền

      bởi Đinh Trí Dũng 16/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khái niệm về văn học dân gian

    Văn học dân gian
     là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. Văn học dân gian cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật. Tuy nhiên Văn học dân gian không phải là Văn học Truyền miệng bởi Văn học Truyền miệng chỉ là một bộ phận thuộc Văn học Dân gian

      bởi Nguyễn Bo 20/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Truyện dân gian  gồm các thể loại như truyện cười,cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết do nhân dân sáng tạo và lưu truyền.

      bởi Chu Chu 20/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Văn học dân gian là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. Văn học dân gian cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật. Tuy nhiên Văn học dân gian không phải là Văn học Truyền miệng bởi Văn học Truyền miệng chỉ là một bộ phận thuộc Văn học Dân gian

     

    Đặc trưng của văn học dân gian

    Tính truyền miệng của văn học dân gian

    • Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
    • Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

    Quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)

    Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:

    • Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận
    • Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
    • Văn học dân gian là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm Văn học dân gian theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.

    Tính hiện thực của văn học dân gian

    Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,... gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

    Hệ thống thể loại của văn học dân gian

    Thần thoại

    Bài chi tiết: Thần thoại

    Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt. Một số ví dụ: Thần thoại Hy Lạp

    Sử thi

    Bài chi tiết: Sử thi

    Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.

    Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm San, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…

    Truyền thuyết

    Bài chi tiết: Truyền thuyết

    Khái niệm

    Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

    Nhân vật

    Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

    Đặc trưng thi pháp

    Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết

    Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế. Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.

    Cốt truyện truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

    Thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.

    Đặc trưng nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

    Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’)

    Ngôn ngữ truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

    Cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.

    Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích. [1]

    Cổ tích[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Cổ tích

    Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

    Cổ tích là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…, thường có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo. Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công… Cố tích ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp.

    Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.

    Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[2]

    Ngụ ngôn[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Ngụ ngôn

    Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

    Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

    Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con người. Khi đó, truyện ngụ ngôn dần xuất hiện.

    Nội dung truyện[sửa | sửa mã nguồn]

    • Đả kích giai cấp thống trị
    • Phê phán thói hư tật xấu
    • Thể hiện triết lý dân gian

    Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]

    • Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên, phần ý nghĩa thì lắng đọng, người đọc tự rút ra.
    • Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, được xây dựng đối lập nhau để tạo sức hấp dẫn cho truyện (thông minh với ngu ngốc, tốt bụng với xấu xa, to lớn với nhỏ bé,...).
    • Tác giả dân gian còn dùng biện pháp phủ định và biện pháp ẩn dụ để xây dựng truyện ngụ ngôn.

    Nói ngay hay trái tai.

    "Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;

    Cứ mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy." [3]

    Một số thể loại khác[sửa | sửa mã nguồn]

    1. Truyện cười: được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí & phê phán thói hư tật xấu.
    2. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngày.
    3. Câu đố: là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy & cung cấp những tri thức về đời sống.
    4. Ca dao: là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
    5. : là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo & bình luận.
      bởi N. T .K 09/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF