YOMEDIA
NONE

Nêu cảm nhận về hai khổ thơ bài Viếng Lăng Bác

Nêu cảm nhận của em về khổ thơ Viếng Lăng Bác

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • VLB (1, 2)

    Mở đầu bài thơ là tiếng nói chân thành, thiết tha của người con miền Nam ra thăm läng Bác:

    "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bắc"

    Câu thơ mở đầu thật dung dị, tr nhiên như một lời thông báo. Đó còn là cách nói ngot ngào, rất riêng của con người Nam bộ bộc trực nhưng tinh cảm. Cách xumg hộ thần mật, gần gũi. Từ "con- Bác" vang lên vừa gợi sự gần gũi thân thương vừa mang sắc thái trăn trong, thành kính. Bên cạnh đó, với phép nói giảm nói tránh, từ “thăm" được sử dụng thay cho từ "ciếng" như đě kim nén đau thương của VP. Với nhà thơ, Bác như vẫn còn sống mãi. Và đây chỉ là cuộc hắnh trình trở về với nguồn cội, về với người thân yêu trong gia đình sau bao năm xa cách.

    Đến lãng Bác, ấn tượng đầu tiên của nhà tho la hình ảnh hàng tre:

    "Đã thấy trong sương bàng tre bắt ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

    Hinh ảnh hàng tre trước hết là hình ânh tà thhực, đó là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống dân tộe từ bao đời này. Không chỉ vậy, "hàng tre xanh xanh VN" là hình ảnh ấn dụ gọi liên tưởng đến cốt cách, bản lĩnh cũa con người VN. Hai tiếng “xanh xanh" không chỉ gọi ý niệm về màu sắc mà còn gọi lên sức sống bất diệt của dân tộc. Tre gần gũi với ta trong đầu tranh chống giặc, bảo vệ và xây dựmg dất nước. Tre là biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường, bên bị, dũng cảm, bất khuất. Dầu trong "bão tấp mưa sa" con người Việt Nam vẫn hiện ngang đảng đi, thể đứng vững vàng. Từ cảm thán "ôi!" biểu thị bao niểm cảm xúc tự hắo bởi tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Ý thờ đong đầy cảm xúc tự hào đân tộc trước hình ảnh vữa bình dị đời thường nhưng cũng rất thiêng liêng

    Nối tiếp tâm tình là những vần thơ thật đẹp:

     "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lãng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thưrơng nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

    Hình ảnh “mặt trời trong lãng" là hình ảnh ẩn dụ ca ngọi sự vĩ đại của Bác. Nếu mặt trời của tự nhiên đem đến ánh sáng, sự sống cho muốn loài thi Bác đã đem ánh sảng tự do, sự sống cho dân tộc Việt Nam, dìu dắt đất nước Việt Nam đi từ bóng tối ra ánh sáng. Bác được vi như mặt trời soi đường chi lối cho dân tộc Việt Nam quét mủ sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ẩm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ dai, công đức lớn lao của Bác.

    Bên cạnh đó, điệp ngữ "ngày ngày" diễn tả sâu sắc ý nghĩa của thời gian. Qua đó, VP đã vĩnh cũu hỏa tình cảm của nhân dân VN dành cho Bác. Nhân dân ta lúc nào cũng yêu kính, cũng nhớ đến Người. Đặc biệt, dòng người từ muôn nẻo ngược xuôi về thăm lăng Bác là chất liệu để nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa". Dòng người xếp hảng vào lãng mặc áo hoa, áo màu xếp thành hàng dài trông như một tràng hoa Vĩ đại kính dâng lên Người. Hình ảnh này thể hiện tấm lòng thương nhớ, tôn thờ của nhân dân đối với Bác. Hơn thế, cách tính tuổi “bảy mươi chín mùa xuân” là cách nói hoán dụ đầy thú vị của VP – mỗi tuổi đời của Bác đều làm nên 1 màu xuân cho đất nước.

      bởi Lê Thái Uyên 12/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON