Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 40 Dầu mỏ và khí thiên nhiên giúp các em học sinh nắm chắc về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần và cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên. Biết crăckinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ. Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên ở nước ta, vị trí, tình hình khai thác ở nước ta hiện nay.
-
Bài tập 1 trang 129 SGK Hóa học 9
Chọn những câu đúng trong các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
-
Bài tập 2 trang 129 SGK Hóa học 9
Điền vào những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ...
b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành ... dầu nặng.
c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là ...
d) Khí dầu mỏ có ... gần như khí tự nhiên.
-
Bài tập 3 trang 129 SGK Hóa học 9
Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau:
a) Phun nước vào ngọn lửa.
b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào ở trên là đúng. Giải thích.
-
Bài tập 4 trang 129 SGK Hóa học 9
Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9g kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 không cháy).
b) Tính V (đktc).
-
Bài tập 40.1 trang 50 SBT Hóa học 9
Dầu mỏ có đặc điểm:
A. Dễ tan trong nước.
B. Không tan trong nước và nổi lên mặt nước.
C. Không tan trong nước và chìm dưới nước.
D. Có nhiệt độ sôi là 220°C.
-
Bài tập 40.2 trang 50 SBT Hóa học 9
Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. Metan.
B. Metan và axetilen.
C. Etilen và axetilen.
D. Metan và Etilen.
-
Bài tập 40.3 trang 50 SBT Hóa học 9
Dựa vào sơ đồ chưng cất dầu mỏ (tr. 127 SGK), hãy so sánh nhiệt độ sôi, khả năng bay hơi, phân tử khối của các chất có trong xăng với các chất có trong dầu hoả và các chất có trong dầu nhờn.
-
Bài tập 40.4 trang 50 SBT Hóa học 9
Phản ứng crăckinh ở dạng tổng quát được viết như sau:
CnH2n+2 crăcking→ CaH2a+2 + CbH2b
Dựa vào phản ứng tổng quát, hãy viết các phương trình hoá học sau:
C10H22 crăcking→ C6H12 + ?
C11H24 crăcking→ C5H12 + ?
C15H32 crăcking→ C6H14 + ?
-
Bài tập 40.5 trang 50 SBT Hóa học 9
Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau:
a) Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.
b) Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển.
-
Bài tập 40.6 trang 50 SBT Hóa học 9
Em hãy kể một số tác hại của sự cố để dầu tràn ra biển.
-
Bài tập 40.7 trang 50 SBT Hóa học 9
Khi crăckinh pentan có công thức C5H12 ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với H2 là 20.
Giả thiết khi crăckinh chỉ xảy ra phản ứng C5H12 → C2H6 + C3H6
Tính hiệu suất phản ứng crăckinh.