Bài tập 38.7 trang 60 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp A chứa 3 ankin với tổng số mol là 0,10 mol. Chia A làm hai phần như nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 2,34 g nước. Phần 2 tác dụng với 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55 gam kết tủa.
Hãy xác định công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A, biết rằng ankin có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 40% số mol của A.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 38.7
Số mol ankin trong mỗi phần là 0,1 : 2 = 0,05 mol
Khi đốt cháy hoàn toàn phần (1):
CmH2m-2 + (3m-1)/2 O2 → mCO2 + (m - 1)H2O
Cứ 1 mol CmH2m-2 tạo ra (m-1) mol H2O
Cứ 0,5.10−1 mol CmH2m-2 tạo ra 0,13 mol H2O
Như vậy trong hỗn hợp A phải có ankin có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 3,6 tức là phải có C2H2 hoặc C3H4.
Nếu có C2H2 thì số mol chất này ở phần 2 là:
\(n = 0,05.\frac{{40}}{{100}} = 0,02mol\)
Khi chất này tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2↓ + 2NH4NO3
0,02 mol 0,02 mol
Khối lượng 0,02 mol C2Ag2 là: 0,02. 240 = 4,8 (g) > 4,55 g.
Vậy hỗn hợp A không thể có C2H2 mà phải có C3H4.
Khi chất này tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3:
C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag↓ + NH4NO3
0,02 mol 0,02 mol 0,02 mol
Khối lượng C3H3Ag là 0,02.147 = 2,94 (g).
Số mol AgNO3 đã phản ứng với các ankin là: 0,25.0,12 = 0,03 (mol): trong đó lượng AgNO3 tác dụng với C3H4 là 0,02 mol, vậy lượng AgNO3 tác dụng với ankin khác là 0,01 mol.
Trong phần 2, ngoài 0,02 mol C3H4 còn 0,03 mol 2 ankin khác. Vậy mà lượng AgNO3 phản ứng chỉ là 0,01 mol, do đó trong 2 ankin còn lại, chỉ có 1 chất có phản ứng với AgNO3, 1 chất không có phản ứng:
CnH2n−2 + AgNO3 + NH3 → CnH2n−3Ag↓ + NH4NO3
0,01 mol 0,01 mol 0,01 mol
Khối lượng 0,010 mol CnH2n-3Ag là: 4,55 - 2,94 = 1,61(g).
Khối lượng 1 mol CnH2n−3Ag là 161 g.
14n + 105 = 161 ⇒ n = 4.
Công thức phân tử là C4H6 và CTCT: CH3 - CH2 - C ≡ CH (but-1-in)
Đặt công thức chất ankin chưa biết là Cn′H2n′−2:
C3H4 + 4O2 → 3CO2 + 2H2O
0,02 mol 0,04 mol
C4H6 + 5,5O2 → 4CO2 + 3H2O
0,01 mol 0,03 mol
Cn'H2n'-2 + (3n'-1)/2 O2 → n'CO2 + (n'-1)H2O
0,02 mol 0,02 (n'-1) mol
Tổng số mol H2O: 0,04 + 0,03 + 0,02(n' - 1) = 0,13 ⇒ n' = 4.
Chất ankin thứ ba có CTPT C4H6 nhưng không tác dụng với AgNO3 nên CTCT là CH3 − C ≡ C − CH3 (but-2-in).
Thành phần về khối lượng:
Propin chiếm: 33,1%; but-1-in : 22,3%; but-2-in: 44,6%.
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hoá hoàn toàn X thì thu được thể tích khí \(CO_2\) và hơi \(H_2O\) là 2 : 1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với dung dịch \(AgNO_3\) trong \(NH_3\) tạo kết tủa. Số cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên là
bởi Nhat nheo 26/01/2021
A. 2.
B. 3.`
C. 4.
D. 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm etilen, metan, propin, vinyl axetilen có tỉ khối so với \(H_2\) là 17,6. Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch \(Ca(OH)_2\) dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
bởi Trần Bảo Việt 26/01/2021
A. 30,08
B. 33,68
C. 24,80
D. 33,60
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hidrocacbon Y có chứa 1 vòng benzen , số nguyên tử tạo phân tử không quá 30. Khi cho A tác dụng với \(Cl_2\) (as) thì thu được duy nhất 1 sản phẩm monoclo , còn nếu cho A tác dụng với \(Br_2\)/Fe , t0thu được 1 sản phẩm monobrom duy nhất. A không làm mất màu nước Brom. Số chất thỏa mãn điều kiện của A là :
bởi Lê Nhật Minh 26/01/2021
A.4
B.2
C.3
D.1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm \(C{H_4};{\text{ }}{C_3}{H_4};{\text{ }}{C_3}{H_6};{\text{ }}{C_4}{H_6}\) thu được 3,136 lit \(CO_2\) và 2,16g \(H_2O\). Thể tích khí oxi (dktc) đã tham gia phản ứng cháy là?
bởi thu trang 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hidrat hóa có xúc tác 3,36 lit \(C_2H_2\) (dktc) thu được hỗn hợp A ( hiệu suất phản ứng 60%). Cho hỗn hợp A tác dụng với \(AgNO_3/NH_3\) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
bởi Mai Rừng 26/01/2021
A. 48,24
B.33,84
C.14,4
D.19,44
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin theo tỉ lệ số mol x:y thu đươc môt loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime bằng oxi vừa đủ thu được hỗn hơp khí và hơi gồm \(CO_2, H_2O, N_2\) trong đó có 57,576% CO2 về thể tích. Tỉ lê x:y là:
bởi nguyen bao anh 25/01/2021
A. 6:1
B. 4:1
C. 5:1
D. 3:1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hidrocacbon X ở thể khí trong điều kiện thường. Cho X lội từ từ qua dung dịch \(Br_2\) dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch \(Br_2\) tăng 2,6 gam và có 0,15 mol \(Br_2\) phản ứng. Tên gọi của X là ?
bởi Trong Duy 25/01/2021
A. Butilen.
B. Vinyl axetilen.
C. Etilen.
D. Axetilen.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiđrocacbon X là chất khí ở điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là
bởi Phan Thiện Hải 26/01/2021
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C4H6.
D. C4H10.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,2 mol \(CO_2\) và 0,3 mol \(H_2O\). Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
bởi nguyen bao anh 26/01/2021
A. Anken.
B. Ankan.
C. Ankadien.
D. Ankin.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trước đây người ta thường trộn vào xăng chất \({\text{Pb(}}{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{{\text{)}}_{\text{4}}}\). Khi đốt cháy xăng trong các động cơ , chất này thải vào không khí PbO là một oxit rất độc. Hằng năm người ta đã dùng hết 227,25 tấn \({\text{Pb(}}{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{{\text{)}}_{\text{4}}}\) để pha vào xăng( nay người không dùng nữa). Khối lượng của PbO đã thải vào khí quyển gần với giá trị nào nhất ?
bởi Phạm Khánh Linh 26/01/2021
A. 165 tấn
B.155 tấn
C. 145 tấn
D. 185 tấn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phản ứng sau, bao nhiêu phản ứng kết tủa?
bởi thúy ngọc 25/01/2021
(a) Axetilen + dung dịch AgNO3/NH3 →
(b) Sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa →
(c) Stiren + dung dịch KMnO4 →
(d) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →
(e) Benzen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →
(g) Anilin + dung dịch Br2 →
(h) Butađien + dung dịch AgNO3/NH3 →
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất: \({C_6}{H_{6,}}{C_2}{H_6},{\text{ }}{C_3}{H_6},{\text{ }}HCHO,{\text{ }}{C_2}{H_2},{\text{ }}C{H_4},{\text{ }}{C_5}{H_{12,}}{C_2}{H_5}OH\). Số chất ở trạng thái khí điều kiện thường là
bởi Huy Hạnh 26/01/2021
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 7
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. CH3 - C ≡ C - CH3.
B. CH≡C-C2H5.
C. CH3 -C≡C-C2H5.
D. CH3 - CH2 - C≡C-CH3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Số liên kết σ (xích ma) trong một phân tử stiren là:
bởi Lan Anh 26/01/2021
A. 8.
B. 14.
C. 15
D. 16
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chất không có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường bên dưới đây?
bởi Hoa Lan 26/01/2021
A. metyl acrylat.
B. benzen.
C. etilen.
D. stiren.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong số 6 phát biểu được trình bày bên dưới đây thì số phát biểu không đúng là?
bởi My Hien 26/01/2021
(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của andehit tương ứng.
(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng.
(c) Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí axetilen.
(d) Cho axetilen phản ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một ancol.
(e) Trùng hợp etilen thu được teflon.
(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa andehit tạo kết tủa trắng, ánh kim.
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metyl but-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch \(AgNO_3/NH_3\) là
bởi Ánh tuyết 26/01/2021
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 38.5 trang 60 SBT Hóa học 11
Bài tập 38.6 trang 60 SBT Hóa học 11
Bài tập 38.8 trang 60 SBT Hóa học 11
Bài tập 38.9 trang 60 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 207 SGK Hóa học 11 nâng cao