Bài tập 32.8 trang 50 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 90 ml A thu được 120 ml CO2. Đun nóng 90 ml A có mặt chất xúc tác Ni thì sau phản ứng chỉ còn lại 40 ml một ankan duy nhất. Các thể tích đo ở cùng một điều kiện.
1. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích O2 vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 90 ml A.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 32.8
1. Anken và ankin có thể biến thành cùng một ankan, vậy 2 chất đó có cùng số nguyên tử cacbon. Giả sử 90 ml A có x mol CnH2n, y ml CnH2n-2, z ml H2.
x + y + z = 90 (1)
\(\begin{array}{l}
{C_n}{H_{2n }} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\\
xmol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,nxmol
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
{C_n}{H_{2n - 2}} + \frac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\\
ymol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,nymol
\end{array}\)
2H2 + O2 → 2H2O
Thể tích CO2: n(x + y) = 120 (2)
CnH2n + H2 → CnH2n+2
x ml x ml x ml
CnH2n−2 + 2H2 → CnH2n+2
y ml 2y ml y ml
H2 đã phản ứng: x + 2y = z (3)
Thể tích ankan: x + y = 40 (4)
Giải hệ phương trình tìm được x = 30, y = 10, z = 50, n = 3
Hỗn hợp A: C3H6 (33%); C3H4 (11%); H2 (56%).
2) Thể tích O2 là 200 ml.
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 có tỉ lệ thể tích là 2:3 đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch brom dư thu được 896ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Brom. Tỉ khối của Z đối với hidro là 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình brom tăng thêm là
bởi Nhat nheo 27/05/2020
A. 0,4g
B. 0,8 g
C. 1,6 g
D. 0,6 g
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần 36,8 gam oxi thu được 12,6 gam H2O; VCO2 = 8/3Vx (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Lấy 5,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3 trong NH3 dư thu được 14,7 gam kết tủa. Công thức của 2 hidrocacbon trong X là:
bởi Phung Hung 27/05/2020
A. CH4 và C2H2
B. C4H10 và C2H2
C. C2H6 và C3H4
D. CH4 và C3H4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đốt cháy hidrocacbon mạch hở X (ở thể khí trong điều kiện thường) thu được số mol CO2 gấp 2 lần số mol H2O. Mặt khác 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 15,9 gam kết tủa vàng. Công thức cấu tạo của X là:
bởi Lê Nhi 27/05/2020
A. CH≡C-C≡CH
B. CH≡CH
C. CH≡C-CH=CH2
D. CH3CH2C≡CH
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai hidrocacbon Y1 và Y2 mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và cùng có phản ứng với AgNO3 trong NH3. Y1 có quan hệ với CH4 theo sơ đồ sau . Khi cho 1 mol X hoặc 1 mol Y2 phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được đều lớn hơn khối lượng của X hoặc Y2 đã phản ứng là 214 gam. Công thức cấu tạo của Y2 là
bởi thanh hằng 27/05/2020
A. CH3-CH2-C≡CH
B. CH2=CH-C≡CH
C. HC≡C-C≡CH
D. HC≡CH
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chia hỗn hợp 2 ankin thành 2 phần bằng nhau:
bởi Hương Tràm 22/05/2020
- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O.
- Phần 2: Dẫn qua dung dịch Br2 dư.
Khối lượng Br2 đã phản ứng là:
A. 2,8 gam
B. 3,2 gam
C. 6,4 gam
D. 1,4 gam
Theo dõi (0) 4 Trả lời -
Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:
bởi Truc Ly 22/05/2020
A. 1,04 gam
B. 1,64 gam
C. 1,20 gam
D. 1,32 gam
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm propin và một ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. A là
bởi Mai Linh 22/05/2020
A. But-1-in
B. But-2-in
C. Axetilen
D. Pent-1-in
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thu được 5,4 gam H2O. Tất cả sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 25,2 gam. V có giá trị là
bởi Huy Tâm 22/05/2020
A. 3,36 lít
B. 2,24 lít
C. 6,72 lít
D. 6 lít
Theo dõi (0) 3 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 32.6 trang 50 SBT Hóa học 11
Bài tập 32.7 trang 50 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 178 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 179 SGK Hóa học 11 nâng cao
Giải Câu hỏi 5 trang 32 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT