YOMEDIA
NONE

Hóa học 11 KNTT Bài 9: Ôn tập chương 2


Dưới đây là lý thuyết và bài tập minh họa Bài 9: Ôn tập chương 2 môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Bài giảng đã được HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức quan trọng. Với các nội dung hệ thống hoá kiến thức về nitrogen, ammonia - muối ammonium, một số hợp chất với oxygen của nitrogen, sulfur - sulfur dioxide và sulfuric acid - muối sulfate. Bên cạnh nội dung lí thuyết là các bài tập vận dụng để các em có thể áp dụng kiến thức đã học.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nitrogen

− Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất.

− Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử: 2s22p3.

− Số oxi hoá thường gặp: −3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

− Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững (N\(\equiv \)N).

− Đơn chất nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hoá học mạnh hơn khi đun nóng và có xúc tác.

− Đơn chất nitrogen thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

1.2. Ammonia – muối ammonium

a. Ammonia

− Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn 1 cặp electron không liên kết

− Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hoá lỏng; ammonia có tính base và tính khử.

− Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber−Bosch.

b. Muối ammonium

− Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt.

− Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khi có mùi khai.

1.3. Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

a. Oxide của nitrogen

− Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí và gây

mưa acid.

b. Nitric acid

− Nitric acid là chất lỏng, tan tốt trong nước, bốc khói trong không khi ẩm.

− Nitric acid có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

1.4. Sulfur và sulfur dioxide

a. Sulfur

− Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

− Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 3s23p4.

− Số oxi hoá thường gặp: −2, 0, +4, +6.

− Phân tử dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử (S8) và tương đối bền.

− Sulfur thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

b. Sulfur dioxide

− Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ), đốt chảy sulfur và khoáng vật sulfide,...

− Sulfur dioxide có tính chất của oxide acid, có tinh oxi hoá và tính khử.

1.5. Sulfuric acid và muối sulfate

a. Sulfuric acid

− Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.

− Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

− Bảo quản, sử dụng sulfuric acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ

− Sulfuric acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite.

b. Muối sulfate

− Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate,...

− Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+.

 

Bài tập minh họa

Bài 1. Dãy chất nào sau đây trong đó nitrogen có số oxi hóa tăng dần:

A. NH3, N2, NO, N2O, AlN                        

B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO

C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3                      

D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

 

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{*{20}{l}} {{\rm{A}}{\rm{.\;}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} {{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^0 }_{\rm{2}}}{\rm{, }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} {\rm{O, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 1} }_{\rm{2}}}{\rm{O, Al}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} {\rm{\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; \;\;\;\;}}}\\ {{\rm{B}}{\rm{.\;}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} {{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{Cl, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} }_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{5}}}{\rm{, H}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{, C}}{{\rm{a}}_{\rm{3}}}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} }_{\rm{2}}}{\rm{, }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} {\rm{O}}}\\ {{\rm{C}}{\rm{.\;}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} {{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{Cl, }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} {\rm{O, }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 4} {{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 3} }_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{, H}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;}}}\\ {{\rm{D}}{\rm{.\;}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ - 3} {{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{Cl, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 1} }_{\rm{2}}}{\rm{O, }}{{\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 3} }_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{, }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 4} {{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{, H}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \end{array}\)

Dãy chất trong đó nitrogen có số oxi hóa tăng dần là D

 

Bài 2. 

Hơi mercury (thủy ngân) rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên mercury rồi gom lại là

A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. sulfur (lưu huỳnh).

 

Hướng dẫn giải

Mercury tác dụng với sulfur ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS\( \downarrow \)

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên mercury rồi gom lại là sulfur.

Luyện tập Bài 9 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về: Nitrogen, Ammonia – muối ammonium, Một số hợp chất của nitrogen với oxygen, Sulfur và sulfur dioxide, Sulfuric acid và muối sulfate

- Vận dụng được các kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tiễn đời sống và giải một số dạng bài tập.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 5 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 6 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 7 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 8 trang 56 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON