YOMEDIA
NONE

Hóa học 11 KNTT Bài 5: Ammonia - Muối ammonium


Mời các em cùng tham khảo lý thuyết và bài tập Bài 5: Ammonia - Muối ammonium môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Bài giảng được HOC247 biên soạn gồm các nội dung chính về cấu trúc, tính chất, ứng dụng và tác động của ammonia và muối ammonium giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài.  Hãy cùng khám phá bài học này để hiểu thêm về những hợp chất quan trọng và ứng dụng của chúng đến cuộc sống của chúng ta nhé.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ammonia

a. Cấu tạo phân tử

 Phân tử ammonia được tạo bởi một nguyên từ nirogan liên kết với ba nguyên tử hydrogen và có dạng hình học là chóp tam giác:

- Phản ứng trên là giai đoạn trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất nitric acid theo phương pháp Ostwald (Ot-xvan).

d. Ứng dụng

- Tác nhân làm lạnh.

- Dung môi.

- Sản xuất nitric acid.

sản xuất phân đạm.

e. Sản xuất

- Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400°C – 450°C, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe.

N2(g) + 3H2(g) \(\rightleftharpoons\) 2NH3(g)      \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) = -91,8 kJ

1.2. Muối ammonium

a. Tính tan, sự điện li

−Một số muối ammonium phổ biến: NH4Cl, NH4CIO4, NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4H2PO4 (NH4)2HPO4, NH4HCO3, (NH4)2Cr2O7.

− Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước và phân li hoàn toàn ra ion.

Ví dụ: NH4Cl \(\to\) NH4+ + Cl-

b. Tác dụng với kiềm – Nhận biết ion ammonium

− Khi đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm, sinh ra khí ammonia có mùi khai.

Ví dụ: (NH4)2SO4 + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

− Phương trình ion rút gọn: NH4+ + OH-  \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH3 + H2O

c. Tính chất kém bền nhiệt

Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân huỷ khi nung nóng.

NH4Cl \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH3 + HCl

                NH4HCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH3 + CO2 + H2O

      NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2O + 2H2O

d. Ứng dụng

− Chất đánh sạch bề mặt kim loại

− Thuốc long đờm

− Phân bón hoá học

− Chất phụ gia thực phẩm

− Thuốc bổ sung chất điện giải

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho các phát biểu về NH3 và NH4+ như sau:

(1) Trong NH3 và NH4+, nitrogen đều có số oxi hóa -3

(2) NH3 có tính base, NH4+ có tính acid;

(3) Trong NH3 và NH4+, đều có cộng hóa trị 3;

(4) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị. Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Hướng dẫn giải

(1) Đúng

(2) Đúng

(3) Đúng

(4) Sai vì trong phân tử NH4có liên kết ion.

Bài 2. 

Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 là:

A. Xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư.

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và tan dần đến hết trong dung dịch NH3 dư.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan 1 phần khi cho dung dịch NH3 dư, dung dịch thu được vẩn đục.

 

Hướng dẫn giải

- Khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 xảy ra phản ứng hóa học: 3NH3 + 3H2O + AI(NO3)3 → AI(OH)3 ↓ + 3NH4NO3

- NH3 có tính base rất yếu nên không hòa tan được Al(OH)3.

- Vậy hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư.

Luyện tập Bài 5 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia. Từ cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính tan, tính base, tính khử. Viết được phương trình hoá học minh họa.

- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.

- Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium, nhận biết ion ammonium trong dung dịch, ứng dụng của ammonia; ammonium nitrate và một số muối ammonium tan.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 33 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 33 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 33 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 34 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 34 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 34 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 35 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 35 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1, 2, 3 trang 35 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Thí nghiệm trang 36 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 37 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON