YOMEDIA
NONE

Hóa học 11 KNTT Bài 4: Nitrogen


Dưới đây là lý thuyết và bài tập minh họa Bài 4: Nitrogen môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Bài giảng đã được HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về trạng thái tự nhiên, cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của nitrogen. Hi vọng bài giảng sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức và dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trạng thái tự nhiên

− Trong khí quyển Trái Đất, nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 75,5% khối lượng (hoặc 78,1% thể tích) và tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu.

− Trong vỏ Trái Đất, nguyên tố nitrogen tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate (thường gọi là diêm tiêu Chile).

− Nguyên tố nitrogen có trong tất cả cơ thể động vật và thực vật, là thành phần cấu tạo nên nucleic acid, protein,… Trong cơ thề người, nitrogen chiếm khoảng 3% khối lượng, đứng thứ tư sau oxygen, carbon và hydrogen.

− Nguyên tố nitrogen tồn tại trong tự nhiên với hai đồng vị bền là 14N (99,63%) và 15N (0,37%).

1.2. Cấu tạo nguyên tử, phân tử

a. Cấu tạo nguyên tử

 Nguyên tố nitrogen ở ô số 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

 

− Nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn (3,04).

− Nitrogen là phi kim điển hình.

− Nitrogen tạo ra nhiều hợp chất với các số oxi hoá khác nhau từ –3 đến +5.

− Các số oxi hoá thường gặp của nitrogen được biểu diễn ở trục số oxi hoá dưới đây.

b. Cấu tạo phân tử

 Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử, liên kết với nhau bằng liên kết ba (1 liên kết sigma và 2 liên kết pi). Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol) và không có cực.

1.3. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, khó hoá lỏng (hoá lỏng ở –196 °C), tan rất ít trong nước ( 1 lít nước hoà tan được 0,012 lít khí nitrogen). Khí nitrogen không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

1.4. Tính chất hoá học

a. Tác dụng với hdrogen

Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác, nitrogen hoá hợp trực tiếp với hydrogen, tạo thành ammonia.

N2(g) + 3H2(g) \(\rightleftharpoons\) 2NH3(g)

b. Tác dụng với oxygen

Ở nhiệt độ cao trên 3000 °C hoặc có tia lửa điện, nitrogen kết hợp với oxygen, tạo ra nitrogen monoxide (NO) với hiệu suất rất thấp.

N2(g)+O2(g)\(\rightleftharpoons\) 2NO(g)           \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) = 180,6 kJ

Quá trình tạo và cung cấp đạm nitrate cho đất từ nước mưa được biểu diễn theo sơ đồ:

\({{\text{N}}_{\text{2}}}\xrightarrow{\text{+}\,{{\text{O}}_{\text{2}}}}\text{NO}\xrightarrow{\text{+}\,{{\text{O}}_{\text{2}}}\text{+}\,{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}\text{HN}{{\text{O}}_{\text{3}}}\xrightarrow{+\,{{\text{O}}_{2}}}{{\text{H}}^{\text{+}}}\text{+}\,\text{N}{{\text{O}}_{\text{3}}}^{\text{-}}\)

1.5. Ứng dụng

− Tác nhân làm lạnh

− Tổng hợp amonia

− Tạo khí quyển trơ

− Bảo quản thực phẩm

Bài tập minh họa

Bài 1. Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitrogen có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi tham gia phản ứng hóa học?

A. NH3, N2O5, N2, NO2       

B. NH3, NO, HNO3, N2O5

C. N2, NO, NO2, N2O5       

D. NO2, N2, NO, N2O3

 

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Nguyên tố nitrogen có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi có số oxi hóa trung gian.

 

Bài 2. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Hai câu trên mô tả cho phương trình hóa học nào sau đây?

A. N2 + O→ 2NO       

B. 2NH3+ CO→ (NH2)2CO + H2O

C. 2NO + O2 → 2NO2       

D. (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3

 

Hướng dẫn giải

Đáp án A

- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng 
- Khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 30000C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết ⇒ N2 phản ứng ngay với O2 

N2(g) + O2(g) → (30000C) 2NO(g)

- NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 


2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)

- Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 

4NO2(g) + O2(g) + 2H2O(aq) → 4HNO3(aq)

- Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrate ⇒ rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức ⇒ "phất cờ mà lên" 

NH4+ + NO3- → NH4NO3 
R+ + NO3- → RNO3

Luyện tập Bài 4 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen

- Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. Các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu.

- Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Liên hệ quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 29 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 29 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1.1 trang 30 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1.2 trang 30 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2.1 trang 30 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2.2 trang 30 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 30 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 31 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 31 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 31 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 32 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 5 trang 32 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 4 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF