Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 14 Bài 14: Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học lớp 10 CTST giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 88 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 14.1 cho biết liên kết hóa học nào bị phá vỡ, liên kết hóa học nào được hình thành khi H2 phản ứng với O2 tạo thành H2O (ở thể khí)?
Hình 14.1. Sự hình thành phân tử nước
-
Giải câu hỏi 2 trang 89 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết. Xác định số lượng mỗi loại liên kết trong các phân tử sau: CH4, CH3Cl, NH3, CO2.
-
Giải câu hỏi 3 trang 89 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào năng lượng liên kết ở Bảng 14.1, tính biến thiên enthalpy của phản ứng và giải thích vì sao nitrogen (N\( \equiv \)N) chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành nitrogen monoxide (N=O).
N2(g) + O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2NO(g)
-
Luyện tập trang 89 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Xác định \({\Delta _r}H_{298}^o\) của phản ứng sau dựa vào giá trị Eb ở Bảng 14.1:
CH4(g) + Cl2(g) \(\xrightarrow{{askt}}\) CH3Cl(g) + HCl(g)
Hãy cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Bảng 14.1. Năng lượng liên kết của một số liên kết cộng hoá trị
-
Vận dụng trang 90 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào số liệu về năng lượng liên kết ở Bảng 14.1, hãy tính biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2H2O(g) (1)
C7H16(g) + 11O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 7CO2(g) + 8H2O(g) (2)
So sánh kết quả thu được, từ đó cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa (biết trong C7H16 có 6 liên kết C-C và 16 liên kết C-H)
-
Luyện tập trang 90 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tính \({\Delta _r}H_{298}^o\) của hai phản ứng sau:
3O2(g) → 2O3(g) (1)
2O3(g) → 3O2(g) (2)
Liên hệ giữa giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\) với độ bền của O3, O2 và giải thích, biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O=O và 1 liên kết đơn O-O
-
Vận dụng trang 91 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng phân hủy trinitroglycerin (C3H5O3(NO2)3), theo phương trình sau (biết nhiệt tạo thành của nitroglycerin là -370,15 kJ/mol):
4 C3H5O3(NO2)3(s) → 6N2(g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g)
Hãy giải thích vì sao trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần thuốc súng không khói
-
Giải câu hỏi 4 trang 91 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng có liên quan tới hệ số các chất trong phương trình nhiệt hóa học không? Giá trị enthalpy tạo thành thường được đo ở điều kiện nào?
-
Luyện tập trang 91 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào giá trị enthalpy tạo thành ở Bảng 13.1, hãy tính giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\) của các phản ứng sau:
CS2(l) + 3O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2(g) + 2SO2(g) (1)
4NH3(g) + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2N2(g) + 6H2O(g) (2)
-
Giải bài 1 trang 92 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tính \({\Delta _r}H_{298}^o\) của các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết (sử dụng số liệu từ Bảng 14.1):
Bảng 14.1. Năng lượng liên kết của một số liên kết cộng hoá trị
a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)
b) 4HCl(g) + O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Cl2(g) + 2H2O(g)
-
Giải bài 2 trang 92 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol benzene C6H6(l) trong khí oxygen, tạo thành CO2(g) và H2O(l). So sánh lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H8(g) với lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzenne C6H6(l).
-
Giải bài 3 trang 93 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào enthalpy tạo thành ở Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm:
2Al(s) + Fe2O3(s) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe(s) + Al2O3(s)
Từ kết quả tính được ở trên, hãy rút ra ý nghĩa của dấu và giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\) đối với phản ứng
-
Giải bài 4 trang 93 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
SO2(g) + ½ O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o},{V_2}{O_5}}}\) SO3(g) \({\Delta _r}H_{298}^o\) = -98,5 kJ
a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3
b) Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^o\) của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + ½ O2(g) là bao nhiêu?
-
Giải bài 5 trang 93 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hóa học sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) \({\Delta _r}H_{298}^o\) = -483,64 kJ
a) Nước hay hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn? Giải thích
b) Vẽ sơ đồ biến thiên năng lượng của phản ứng giữa hydrogen và oxygen.
-
Giải bài 6 trang 93 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):
C3H8(g) + 5O2(g) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3CO2(g) + 4H2O(g)
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành của hợp chất (Bảng 13.1) và dựa vào năng lượng liên kết (Bảng 14.1). So sánh hai giá trị đó và rút ra kết luận
-
Giải bài 14.1 trang 56 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trình bày cách tính enthalpy của phản ứng hoá học dựa vào năng lượng liên kết và dựa vào enthalpy tạo thành của các chất
-
Giải bài 14.2 trang 56 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng tổng quát aA + bB -> mM + nN. Hãy chọn các phương án tính đúng. \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng:
(a) \({\Delta _r}H_{298K}^0 = m\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(M) + n\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(N) - a\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(A) - b\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(B)\)
(b) \({\Delta _r}H_{298K}^0 = a\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(A) + b\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(B) - m\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(M) - n\;x\;{\Delta _f}H_{298}^0(N)\)
(c) \({\Delta _r}H_{298K}^0 = a\;x\;{E_b}(A) + b\;x\;{E_b}(B) - m\;x\;{E_b}(M) - n\;x\;{E_b}(N)\)
(d) \({\Delta _r}H_{298K}^0 = m\;x\;{E_b}(M) + n\;x\;{E_b}(N) - a\;x\;{E_b}(A) - b\;x\;{E_b}(B)\)
-
Giải bài 14.3 trang 56 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Thành phần chính của đa số các loại đá dùng trong xây dựng là CaCO3, chúng vừa có tác dụng chịu nhiệt, vừa chịu được lực. Dựa vào bảng 13.1 SGK trang 84, tính \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng:
CaCO3(s) -> CaO(s) + CO2(g)
Phản ứng có xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường không?
-
Giải bài 14.4 trang 56 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ông, màng, dày cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác.
Phản ứng tạo thành propene từ propyne:
CH3-C≡CH(g) + H2(g) ->CH3-CH=CH2(g)
a) Hãy xác định số liên kết C-H; C-C; C=C trong hợp chất CH3-C≡CH (propyne).
b) Từ năng lượng của các liên kết (Bảng 14.1, SGK trang 89), hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên.
-
Giải bài 14.5 trang 57 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tính nhiệt tạo thành chuẩn của HF và NO dựa vào năng lượng liên kết (Bảng 14.1 SGK), của F2, H2, HF, N2, O2, NO. Giải thích sự khác nhau về nhiệt tạo thành của HF và NO.
-
Giải bài 14.6 trang 57 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Phosgene là chất khí không màu, mùi cỏ mục, dễ hoá lỏng; khối lượng riêng 1,420 g/cm3 (ở 0°C); t = 8,2°C. Phosgene ít tan trong nước; dễ tan trong các dung môi hữu cơ, bị thuỷ phân chậm bằng hơi nước; không cháy, là sản phẩm công nghiệp quan trọng; dùng trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất sản phẩm nhuộm, chất diệt cỏ, polyurethane,…
Phosgene là một chất độc. Ở nồng độ 0,005 mg/L đã nguy hiểm đối với người, trong khoảng 0,1 – 0,3 mg/L, gây tử vong sau khoảng 15 phút.
Phosgene được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và Cl2, đi qua than hoạt tính. Biết Eb(Cl-Cl) = 243 kJ/mol; Eb(C-Cl) = 339 kJ/mol; Eb(C=O) = 745 kJ/mol; Eb(C≡O) = 1075 kJ/mol.
Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và Cl2.
-
Giải bài 14.7 trang 57 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Kim loại nhôm có thể khử được oxide của nhiều nguyên tố. Dựa vào nhiệt tạo thành chuẩn của các chất (Bảng 13.1 SGK), tính biến thiên enthalpy của phản ứng nhôm khử 1 mol mỗi oxide sau
a) Fe3O4(s)
b) Cr2O3(s)
-
Giải bài 14.8 trang 58 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho 3 hydrocarbon X, Y, Z đều có 2 nguyên tử C trong phân tử. Số nguyên tử H trong các phân tử tăng dần theo thứ tự X, Y, Z.
a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z.
b) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn X, Y, Z với hệ số nguyên tối giản.
c) Tính biến thiên enthalpy của mỗi phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành tiêu chuẩn trong bảng sau:
Chất
X(g)
Y(g)
Z(g)
CO2(g)
H2O(g)
\({\Delta _f}H_{298}^0\)(kJ/mol)
+227,0
+52,47
-84,67
-393,5
-241,82
d) Từ kết quả tính toán đưa ra kết luận về ứng dụng của phản ứng đốt cháy X, Y, Z trong thực tiễn.
-
Giải bài 14.9 trang 58 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho các phản ứng:
CaCO3(s) -> CaO(s) + CO2(g) \({\Delta _r}H_{298}^0 = + 178,49kJ\)
C2H5OH(l) + 3O2(g) -> 2CO2(g) + 3H2O(l) \({\Delta _r}H_{298}^0 = - 1370,70kJ\)
C(graphite, s) + O2(g) -> CO2(g) \({\Delta _r}H_{298}^0 = - 393,51kJ\)
a) Phản ứng nào có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu), phản ứng nào không thể tự xảy ra?
b) Khối lượng ethanol hay graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
-
Giải bài 14.10 trang 58 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hoá học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hoá, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hoá học Thuỵ Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo CH3-CH(OH)-COOH
Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thể sẽ chuyển hoá glucose thành lactic acid từ các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể (lactic acid tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau:
C6H12O6(aq) -> 2C3H6O3(aq) \({\Delta _r}H_{298}^0 = - 150kJ\)
Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98% năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hoá glucose thành lactic acid.
Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chuyển hóa đó (biết 1 cal = 4,184 J).
-
Giải bài 14.11 trang 59 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Chloromethane (CH3Cl), còn được gọi là methyl chloride, Refrigerant-40 hoặc HCC 40. CH3Cl từng được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh. Hợp chất khí này rất dễ cháy, có thể không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ.
Từ năng lượng của các liên kết (Bảng 14.1 SGK), hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành chloromethane:
CH4(g) + Cl2(g) -> CH3Cl(g) + HCl(g)
Cho biết phản ứng dễ dàng xảy ra dưới ánh sáng mặt trời. Kết quả tính có mâu thuẫn với khả năng dễ xảy ra của phản ứng không?
-
Giải bài 14.12 trang 59 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Một xe tải đang vận chuyển đất đèn (thành phần chính là CaC2 và CaO) gặp mưa xảy ra sự cố, xe tải đã bốc cháy.
a) Viết phản ứng của CaC2 và CaO với nước.
b) Xe tải bốc cháy do các phản ứng trên toả nhiệt kích thích phản ứng cháy của acetylene:
C2H2(g) + 2,5O2(g) -> 2CO2(g) + H2O(g)
Dựa vào Bảng 13.1 SGK, tính biến thiên enthalpy của các phản ứng trên. Cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt.
-
Giải bài 14.13 trang 59 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phương trình hoá học của phản ứng:
C2H4(g) + H2O(l) -> C2H5OH(l)
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất (Bảng 13.1 SGK).
-
Giải bài 14.14 trang 59 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng phân huỷ hydrazine:
N2H4(g) -> N2(g) + 2H2(g)
a) Tính \({\Delta _r}H_{298}^0\) theo năng lượng liên kết của phản ứng trên.
b) Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thường (sôi ở 114°C, khối lượng riêng 1,021 g/cm3). Hãy đề xuất lí do N2H4 được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa. Biết Eb(N-N) = 160 kJ/mol; Eb(N–H) = 391 kJ/mol, Eb(N≡N) = 945 kJ/mol; Eb(H-H) = 432 kJ/mol.
-
Giải bài 14.15 trang 59 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quá trình hoà tan calcium chloride trong nước:
CaCl2(s) -> Ca2+(aq) + 2Cl-(aq) \({\Delta _r}H_{298}^0 = ?\)
Chất
CaCl2
Ca2+
Cl-
\({\Delta _f}H_{298}^0\)(kJ/mol)
-795,0
-542,83
-167,16
Tính biến thiên enthalpy của quá trình.