Bài tập 4 trang 55 SGK Hóa học 10 nâng cao
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?
a) Khối lượng nguyên tử.
b) Số thứ tự.
c) Bán kính nguyên tử.
d) Tính kim loại.
e) Tính phi kim
f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.
i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.
k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
-
Các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần như thế nào?
bởi Naru to 15/10/2018
Bốn nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố trên được ắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần như sau :
A.X, Y, Z, T
B.X, T, Y, Z
C.X, Z, Y, T
D.T, Z, Y, X
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. A,B là :
A.Na và Mg.
B.Mg và Ca.
C.Mg và Al.
D.Na và K.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tìm các nguyên tố M và A biết hợp chất có công thức là MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng
bởi Phan Quân 17/10/2018
Một hợp chất có công thức là MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng, M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n-p=4, hạt nhân của A có n’=p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Tìm các nguyên tố M và A?
A.Fe và O
B.S và O
C.P và Fe
D.Fe và S
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính axit của dãy chất H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
bởi Chai Chai 17/10/2018
Tính axit của dãy chất H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
A.Tăng dần
B.Vừa tăng vừa giảm.
C.Giảm dần
D.Không đổi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài tập Các nguyên tố liên tiếp trong Bảng tuần hoàn
bởi Hong Van 23/07/2017
Cho X, Y, Z là ba nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của X, Y, Z bằng 72. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các ion X+, Y2+, Z3+ có cùng cấu hình electron 1s22s22p6.
B. Bán kính của nguyên tử theo thứ tự giảm dần là X > Y > Z.
C. Bán kính ion theo thứ tự tăng dần là X+ < Y2+ < Z3+.
D. Bán kính ion theo thứ tự giảm dần là X+ > Y2+ > Z3+.
Cảm ơn trước nha.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Lí thuyết Biến đổi tuần hoàn tính chẩt
bởi Van Tho 23/07/2017
Một câu kinh dị luôn, mm giúp vs ạ.
Ở trạng thái cơ bản:
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.
- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt.
Có các nhận định sau về X, Y, Z:
(a) Nguyên tố X có tính phi kim mạnh nhất.
(b) Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.
(c) Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.
(d) Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em cảm ơn ạ !
Có các nhận định sau đây:
(1). Cl-, Ar, K+, S2- được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính là: S2- < Cl- < Ar < K+.
(2). Có 8 nguyên tử có cấu trúc electron lớp vỏ ngoài cùng là 4s2 ở trạng thái cơ bản.
(3). Nitơ có hai đồng vị khác nhau. Oxi có 3 đồng vị khác nhau: số phân tử N2O được tạo ra có thành phần khác nhau từ các đồng vị trên là 12.
(4). Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.
(5). Nguyên tố phi kim X tạo được hợp chất với hiđro có công thức HX. Vậy oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố này có công thức X2O7.
Số nhận định không đúng là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Choáng ngợp với dạng này mấy chế ạ.
Cho các nguyên tử: X (Z = 17), Y (Z = 11), R (Z = 19), T (Z = 9), U (Z = 13), V (Z = 16). Có các kết luận sau:
(1) Tính kim loại: U < Y < R.
(2) Độ âm điện: V < X < T.
(3) Bán kính nguyên tử: U < X < T.
(4) Hợp chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị.
(5) Tính chất hóa học cơ bản X giống T và Y giống R.
(6) Hợp chất tạo bởi Y và T là hợp chất ion.
Số kết luận đúng là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Thanks nhìu (crying over you)
Theo dõi (0) 2 Trả lời