YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường


Mời các em cùng tham khảo nội dung Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường​ GDCD 7 Cánh Diều đã được HỌC247 biên soạn dưới đây, cùng với phần kiến thức cơ bản cần nắm về quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và cách ứng phó cụ thể khi gặp bạo lực học đường. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Bạo lực học đường để lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho học sinh. Mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức và cách phòng chống bạo lực học đường.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một số tình huống bạo lực học đường mà em đã chứng kiến và đề xuất cách ứng phó.

Trả lời:

- Bị đánh đập: Bình tĩnh, quan sát xung quanh để tìm đường thoát, nhờ người khác giúp đỡ.

- Bị chê bai, lăng mạ, chửi bới: Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, báo sự việc với bố mẹ, thầy cô.

- Bị khủng bố, lan truyền sai sự thật: Thông báo với bố mẹ, thầy cô, công an và nhờ họ đảm bảo an toàn.

1.1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường

Câu 1: Em hãy đọc thông tin trang 44, 45 SGK GDCD 7 Cánh Diều để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau.

a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên.

b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai trường hợp trên?

c) Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Hành vi nhóm bạn thường xuyên đe dọa và lấy đồ của S là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.

- Trường hợp 2: Hành vi rủ một nhóm người đến dọa đánh bạn là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.

Yêu cầu b) Trong hai trường hợp trên, nhờ có cô giáo và bố mẹ kịp thời can thiệp, khuyên răn giúp cho các bạn nhận ra lỗi sai của bản thân để không tiếp tục vi phạm pháp luật.

Yêu cầu c) Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

- Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhả trưởng, người khác và học sinh khác.

- Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

  - Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định:

  + Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác.

  + Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

  + Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.

1.2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

a. Phòng ngừa bạo lực học đường

Câu hỏi: Em hãy quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn và xác định những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường.

Trả lời: 

Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

- Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

- Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.

- Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

- Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.

- Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đưong, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.

- Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

b. Ứng phó với bạo lực học đường

Ứng phó với các tình huống về thể chất

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận.

a) Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?

b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?

c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hình ảnh 1: Bạn học sinh bị một bạn học sinh khác chặn đường lại với thái độ vô cùng khó chịu và cáu gắt.

- Hình ảnh 2: Bạn học sinh đang bị một người lạ mặt bám theo.

- Hình ảnh 3: Bạn học sinh đã bị bạn cùng lớp đánh.

Yêu cầu b)

- Hình ảnh 1: Bạn đã nhanh chóng nhận ra rằng đây không phải là một tình huống bình thường nên đã do dự suy nghĩ xem có nên đi tiếp không.

- Hình ảnh 2: Bạn học sinh đã nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của người đi đường để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm.

- Hình ảnh 3: Bạn học sinh suy nghĩ về việc nói với bố mẹ như thế nào để bố mẹ đỡ lo lắng nhất.

Yêu cầu c) Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

- Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.

- Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.

- Khi chứng kiến bạo lực học đuờng, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

- Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Ứng phó với các tình huống về tinh thần

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 48, SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn?

b) Ngoài cách xử lí của T, em còn cách xử lí nào khác trong trường hợp trên?

c) Nếu là bạn của T, khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) T đã giữ được bình tĩnh và quyết định dùng thái độ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không được trêu trọc nữa.

Yêu cầu b) Trước hết là em sẽ bỏ ngoài tai những lời trêu trọc của các bạn, các bạn thấy chán thì sẽ dừng lại. Nhưng nếu các bạn tiếp tục quá đáng hơn thì em sẽ nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng lại và sẽ báo với cô giáo để nhờ đến sự trợ giúp từ cô.

Yêu cầu c) Trước hết em sẽ đứng về phía T và bênh vực T, yêu cầu những bạn kia dừng hành vi trêu trọc lại. Nếu như các bạn đó vẫn tiếp tục, em sẽ cùng T thưa chuyện với cô giáo và nhờ cô giáo can thiệp.

Ứng phó với các tình huống về trực tuyến

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 48, SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến?

b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?

Trả lời:

Yêu cầu a) D đã không nhắn tin lại, đổi mật khẩu tài khoản xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ. Sau đó D và anh trai đã gặp các bạn nói chuyện và yêu cầu các bạn không được thực hiện những hành vi đó nữa.

Yêu cầu b)

- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.

- Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.

- Không tìm cách trả thù, tỏ thái độ thách thức.

  - Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần;

  + Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

  + Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.

  + Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

  + Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.

  + Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia các vụ việc bạo lực học đường.

  + Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

  - Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

  + Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.

  + Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

  + Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

  + Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.

  + Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.

  + Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

  + Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường.

a) Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường.

b) Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.

c) Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.

d) Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.

e) Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân.

f) Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học đường.

Hướng dẫn giải:

- Đọc các hành động.

- Sắp xếp theo một trình tự.

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp các hành động theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường như sau:

1. Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân.

2. Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.

3. Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.

4. Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học đường.

5. Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.

6. Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường, các em cần:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường, sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 9 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF