Tài liệu GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng bộ sách Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em các hoạt động học tập và tóm tắt kiến thức cần nhớ về tình huống và biểu hiện của căng thẳng, nguyên nhân và cách ứng phó khi gặp trường hợp bị căng thẳng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!
Tóm tắt bài
Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng. |
---|
Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” theo gợi ý: Thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động của bạn.
Nếu được hỏi: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng hay không, em sẽ trả lời như thế nào?
Trả lời:
- Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi nếu là những biểu hiện như lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, khó chịu… đó là biểu hiện của tâm lí căng thẳng.
1.1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
Câu 1: Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.
b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây.
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Tình huống 1: Bạn nữ căng thẳng vì đang ôn tập để chuẩn bị cho bài thi ngày mai thì em gái luôn khóc lóc đòi chị cùng chơi. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, mất tập trung, nóng tính.
- Tình huống 2: Bạn nam căng thẳng vì kết quả học tập không như bố mẹ mong luốn, lo sợ bố mẹ mắng khi bài kiểm tra đạt điểm thấp. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo âu, căng thẳng, hoảng sợ.
- Tình huống 3: Các bạn học sinh đều vui chơi rất vui vẻ, không có ai gặp phải tình trạng căng thẳng.
- Tình huống 4: Bạn nữ căng thẳng vì bị bạn bè xa lánh. Biểu hiện của sự căng thẳng là buồn bã, trầm cảm.
Yêu cầu b) Một số tình huống gây căng thẳng khác:
- Tình huống 1: Bố mẹ Y dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. Y cảm thấy buồn, lo lắng, bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao. Đêm nào Y cũng khóc và mất ngủ vì chuyện gia đình.
+ Thể chất: mất ngủ
+ Tinh thần: chán nản
+ Hành vi: khóc
+ Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, bất an, buồn
- Tình huống 2: X bị chuẩn đoán mắc căn bệnh rụng tóc. Ngày nào thức dậy chải tóc, X cũng bị rụng rất nhiều tóc. Tóc của X càng ngày càng mỏng và thưa. X cảm thấy rất tự ti. X không muốn đến trường, X bỏ bữa không ăn, có ý định muốn làm tổn thương mình để không phải đến lớp.
+ Thể chất: chán ăn
+ Tinh thần: chán nản
+ Hành vi: có ý định muốn làm tổn thương mình
+ Cảm xúc: trầm cảm, căng thẳng
- Tình huống 3: Trong giờ kiểm tra, có một bạn học sinh yêu cầu V cho bạn đó chép bài, V không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế thi. Trên đường về nhà, bạn đó đã chặn đường V và đánh V. Về nhà V không dám nói với ai, V rất đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh; lo lắng và sợ hãi.
+ Thể chất: đau đầu, đau ngực
+ Tinh thần: không muốn chia sẻ
+ Hành vi: khóc
+ Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi
- Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người. - Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp: + Kết quả học tập, thi cử không mong muốn; + Bị bạn bè xa lánh; + Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm; + Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;.... - Biểu hiện khi căng thẳng: + Cơ thể mệt mỏi; + Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung; + Hay lo lắng, buồn bực; + Dễ cáu gắt, tức giận; + Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;... |
---|
1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 35 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.
a) Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thăng của bạn T?
b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?
Trả lời:
Yêu cầu a) Nguyên nhân khiến T căng thẳng là do T bị chấn thương khi luyện tập nên phải nghỉ học, nghỉ thi đấu, bỏ lỡ mất cơ hội đạt cúp vô địch.
Yêu cầu b) Sự căng thẳng đã khiến cho cảm xúc của T không ổn định, hay cáu kỉnh và bực bội, không kiểm soát được hành vi dẫn đến việc trách móc, đổ lỗi cho các bạn, quát mắng mọi người xung quanh và ném vỡ bóng đèn.
Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng: a. Nguyên nhân gây ra căng thẳng - Nguyên nhân khách quan: + Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân; + Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân; + Gặp khó khăn, thất bại, biến cô trong đời sống;... - Nguyên nhân chủ quan: + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối + Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề; + Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;... b. Ảnh hưởng của căng thẳng: - Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng cảu con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống. |
---|
1.3. Cách ứng phó với căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?
b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.
Trả lời:
Yêu cầu a)
Hình 1: Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè.
Hình 2: Luyện tập thể thao yêu thích vừa để rèn luyện sức khỏe vừa để giải tỏa căng thẳng, lấy lại tinh thần.
Hình 3: Viết nhật kí về những chuyện không vui để trải bớt nỗi lòng, giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Hình 4: Thẳng thắn đối mặt khi có mâu thuẫn, không trốn tránh và giải quyết mọi chuyện một cách rõ ràng.
Yêu cầu b) Để ứng phó với căng thẳng có thể áp dụng một số cách:
- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu, nghe nhạc,..
- Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
- Suy nghĩ tích cực.
- Viết nhật kí.
- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.
- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.
Cách ứng phó với căng thẳng: - Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,… - Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh. - Suy nghĩ tích cực. - Viết nhật kí. - Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức. - Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí. - Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em.
Hướng dẫn giải:
- Tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải
- Khi tư vấn, cần xác định rõ:
+ Tình huống cụ thể là gì?
+ Nguyên nhân thật sự gây ra tình huống đó?
+ Có những giải pháp nào để giải quyết?
+ Giải pháp nào là khả thi nhất để áp dụng?
- Ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em
Lời giải chi tiết:
- Ví dụ về một tình huống mà bạn đang gặp phải:
+ Tình huống: Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc theo như sở thích. Bố mẹ của bạn ấy thì muốn bạn tập trung cho việc học và không được tham gia câu lạc bộ đó.Bạn rất buồn và chán nản, không tập trung học được.
+ Nguyên nhân gây ra tình huống: Bạn muốn tham gia câu lạc bộ âm nhạc nhưng bố mẹ không đồng ý và muốn bạn tập trung vào học.
+ Các giải pháp:
- Cách 1: Bạn sẽ nhờ cô giáo thuyết phục bố mẹ.
- Cách 2: Bạn ấy sẽ không nghe lời bố mẹ, vẫn theo đuổi câu lạc bộ đó.
- Cách 3: Bạn ấy tự thuyết phục bố mẹ và hứa sẽ chăm chỉ học tập.
+ Giải pháp khả thi nhất:
Cách 1: Bạn sẽ nhờ cô giáo thuyết phục bố mẹ. Bởi vì có người lớn thuyết phục sẽ dễ hơn. Đồng thơi, bạn ấy cũng phải hứa vừa tham gia câu lạc bộ nhưng cũng phải tập trung vào việc học nữa.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng, các em cần:
- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
- Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tiêu cực.
- B. Tích cực.
- C. Không xác định.
- D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.
-
- A. Hoàn cảnh khách quan.
- B. Tình huống gây căng thẳng.
- C. Trực quan sinh động.
- D. Tình huống khách quan.
-
- A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
- B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
- C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
- D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 3 trang 38 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 39 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 1 trang 39 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 2 trang 39 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
4. Hỏi đáp Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.