HOC247 mời các em cùng tham khảo bài Bài 10: Tệ nạn xã hội trong sách GDCD 7 Cánh Diều bên dưới đây, thông qua bài giảng này các em dễ dàng hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học về khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của các loại tệ nạn xã hội. Chúc các em có một tiết học thật hay và thật vui khi đến lớp!
Tóm tắt bài
Tệ nạn xã hội để lại những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội. Tệ nạn xã hội thường bắt nguồn từ các thói quen xấu. |
---|
Câu hỏi: Em hãy liệt kê những thói quen xấu của con người trong cuộc sống mà em biết. Trong những thói quen ấy, đâu là tệ nạn xã hội?
Trả lời:
- Những thói quen xấu của con người trong cuộc sống: Hút thuốc, uống cà phê quá mức, uống rượu quá mức, bỏ bữa sáng, đi trễ, uống rượu say rồi lái xe, chơi điện tử quá mức, đi xem bói...
- Tệ nạn xã hội: Hút thuốc, uống rượu quá mức, uống rượu say rồi lái xe, chơi điện tử quá mức, đi xem bói...
1.1. Khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội
Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Theo em, mỗi hình ảnh trên nói về điều gì? Hãy chỉ ra điểm chung của các hình ảnh đó.
b) Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phố biến.
Trả lời:
Yêu cầu a)
Hình 1: Đua xe trái phép
Hình 2: Cờ bạc ăn tiền
Hình 3: Chữa bệnh bằng mê tín dị đoan
Hình 4: Cá độ trò chơi điện tử
=> Các hành vi này đều đem lại những hậu quả xấu cho con người, gia đình và xã hội.
Yêu cầu b)
- Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,...
- Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma túy, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.... |
---|
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 48, SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến T nghiện ma tuý, K tụ tập đánh bài?
b) Theo em, còn những nguyên nhân nào khác dẫn đến các tệ nạn xã hội của con người?
Trả lời:
Yêu cầu a) Do T ăn chơi, đua đòi, tò mò và K thì thiếu sự giáo dục, quan tâm từ gia đình nên bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo.
Yêu cầu b) Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,…
- Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: + Thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; + Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; + Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; + Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,.... |
---|
1.3. Hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 53, SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy liệt kê hậu quả của việc đua xe đối với H và vợ chồng anh K?
b) Hành vi đánh bạc, cá độ và sử dụng chất kích thích gây nghiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với N và gia đình?
c) Hãy chia sẻ hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết.
Trả lời:
Yêu cầu a) Việc đua xe đã khiến H trở thành người gây ra tai nạn giao thông và vợ chồng anh K thì bị thương nặng.
Yêu cầu b) Việc sa ngã vào tệ nạn xã hội của N đã khiến cho hạnh phúc gia đình N tan rã, bố mẹ N đau khổ.
Yêu cầu c) Hậu quả của tệ nạn xã hội:
- Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.
Hậu quả của tệ nạn xã hội - Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người. - Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình. - Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy lập bảng liệt kê tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.
Hướng dẫn giải:
- Liệt kê tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.
Lời giải chi tiết:
Số thứ tự |
Loại tệ nạn xã hội |
Hậu quả |
1 |
Hút thuốc lá điện tử |
- Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Gây các bệnh về hệ hô hấp, ảnh hưởng đến phổi, hệ tim mạch, hệ thần kinh. + Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. + Không kiểm soát được hành vi. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Khủng hoảng về tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm - Đối với xã hội: + Làm suy thoái giống nòi. + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội |
2 |
Đánh bài bạc |
- Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội: + Tinh thần giảm sút, mất tinh thần học tập. + Tha hóa về đạo đức, dễ vi phạm pháp luật. - Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội: + Ảnh hưởng tài chính, tinh thần + Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm + Nguy cơ bạo lực gia đình. - Đối với xã hội: + Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. + Nguy cơ bạo lực gia đình. |
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 10: Tệ nạn xã hội, các em cần:
- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Xâm hại dân chủ.
- B. Bạo lực học đường.
- C. Bạo lực gia đình.
- D. Tệ nạn xã hội.
-
- A. cá nhân, gia đình và xã hội.
- B. mọi người trong nhà trường.
- C. công dân đủ từ 18 tuổi.
- D. một số cá nhân, gia đình.
-
- A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.
- B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
- C. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
- D. Được chiều chuộng, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 53 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 3 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 1 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 2 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
4. Hỏi đáp Bài 10: Tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.