YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 6: Quản lí tiền


Bài giảng Bài 6: Quản lí tiền GDCD 7 Cánh Diều được HỌC247 biên soạn đầy đủ, dễ hiểu về ý nghĩa và các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả,... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung bài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài học sau đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Nhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền, nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả.

Câu hỏi: Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu theo gợi ý trong biểu đồ để tìm ra cách sử dụng tiền hợp lí.

Trả lời:

- Cách quản lí chi tiêu là nên có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hợp lí; chia nhỏ số tiền ra các khoản tương ứng với nhu cầu cuộc sống, tránh chi tiêu lãng phí.

1.1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, trong các hình ảnh trên, hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.

b) Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

Hình 1: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, biết cách tiết kiệm tiền, bạn học sinh đã tích được đủ tiền để mua xe đạp mới.

Hình 2: Vì không biết cách quản lí tiền hiệu quả, bạn nam đã tiêu hết sạch tiền vào việc mua đồ chơi, nên khi xe đạp bị hỏng, bạn nam đã không có tiền để sửa xe mà phải dắt bộ về.

Hình 3: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, nên người mẹ đã có sẵn một khoản tiền dự phòng để chi trả khi con phải nằm viện.

Hình 4: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, hai chị em đã có riêng một khoản tiền tiết kiệm, vì vậy mà hai chị em có thể đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid 19 Việt Nam.

Yêu cầu b)

- Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

- Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

  - Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

  - Ý nghĩa: Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể:

  + Cân bằng tài chính hiện tại;

  + Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại;

  + Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

1.2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Câu hỏi 1: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?

b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu từ:

+ Tiền lì xì

+ Tiền thưởng/tiền học bổng

+ Tiền tiêu vặt từ bố mẹ cho hoặc tiền thưởng do bố mẹ thưởng

Yêu cầu b) Em có các khoản thu là tiền tiêu vặt bố mẹ cho, tiền lì xì, tiền bán thiệp sinh nhật. Các khoản thu chủ yếu đến từ việc học tập, từ bố mẹ cho, từ việc bán những thứ đồ do bản thân tự làm.

Câu hỏi 2: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2. Theo em, cách sử dụng tiền nào hợp lí? Vì sao?

b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Sử dụng tiền bằng cách chỉ tiêu vào những thứ thiết yếu và ưu tiên việc tiết kiệm tiền trước là những cách sử dụng tiền hợp lí.

- Còn việc có bao nhiêu liền chi tiêu hết vào những thứ mình thích là cách sử dụng tiền không hợp lí. Vì nếu không có một khoản tiền tiết kiệm mà cứ tiêu hết vào mọi thứ, thì đến khi có việc đột xuất, bất trắc xảy ra cần dùng đến tiền sẽ không đủ khả năng chi trả.

Yêu cầu b)

- Các khoản chi thiết yếu: Thực phẩm; Tiền điện, nước; Tiền xăng dầu, vé xe buýt; Quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân; Tiền học phí; Dụng cụ học tập

- Các khoản chi không thiết yếu: Tiền mua đồ chơi; Tiền mua quà vặt…

Câu hỏi 3: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chi tiêu cụ thể như thế nào?

b) Theo em, để quản lí tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã chia tiền vào các mục đích chi tiêu cụ thể:

- Chi tiêu cho những thứ thiết yếu (35%)

- Chi tiêu cho mục đích học tập (30%)

- Chi tiêu vào mục đích giải trí (10%)

- Tiết kiệm (20%)

- Góp quỹ, ủng hộ người khác (5%)

Yêu cầu b) Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

  Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

1.3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào?

b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

Hình 1: Bạn học sinh kiếm tiền bằng cách chăm sóc đàn gà để bán kiếm tiền.

Hình 2: Hai bạn kiếm tiền bằng cách tự làm đồ thủ công để bán lấy tiền.

Hình 3: Các bạn học sinh cùng thu gom giấy vụn để bán lấy tiền.

Yêu cầu b) Một số cách kiếm thêm thu nhập:

- Tự làm bánh, làm thiệp, làm đồ tái chế để bán

- Phụ giúp bố mẹ việc nhà để được thưởng

- Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi để được nhận thưởng.

  - Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đinh và xã hội.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của em trong hai tuần gần đây và đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả.

Hướng dẫn giải:

- Tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của bản thân trong hai tuần gần đây.

- Đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả.

Lời giải chi tiết:

- Tự đánh giá về cách chi tiêu, tiết kiệm của bản thân trong hai tuần gần đây:

+ Đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu trong 2 tuần.

+ Sử dụng chi tiêu hợp lý vào những việc như: mua sách vở, đồ dùng học tập…

+ Bên cạnh đó, một số khoản chi tiêu chưa hợp lý: mua thẻ game, uống nhiều trà sữa…

- Đề xuất hành động cụ thể để quản lí tiền một cách hiệu quả:

+ Cần chi tiêu vào những thứ cần thiết, cần sử dụng.

+ Tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 6: Quản lí tiền, các em cần:

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả.

- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả.

- Bước đầu biết quản lý tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 5 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 32 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 6: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON