YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương


Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 nắm lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương, HOC247 đã biên soạn bài giảng giúp tìm hiểu một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương,... Đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa ở cuối bài học hỗ trợ các em kiểm tra mức độ hiểu bài của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

Câu hỏi: Nếu em ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng bên thành các từ/cụm từ có nghĩa thì sẽ xuất hiện nhiều từ/cụm từ nói về truyền thống quê hương. Một số câu hỏi thú vị sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của em như: Những truyền thống này được biểu hiện như thế nào ở quê hương của mình? Mình sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó?

Trả lời:

- Các từ thể hiện truyền thống quê hương: YÊU NƯỚC, HIẾU THẢO, HIẾU HỌC, DŨNG CẢM, KIÊN CƯỜNG, TRUNG THỰC.

1.1. Truyền thống quê hương

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên?

b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.

c) Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

Tranh 1: Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm

Tranh 2: Truyền thống yêu thương con người, nhân ái, lá lành đùm lá rách

Tranh 3: Truyền thống cần cù lao động

Tranh 4: Truyền thống tôn sư trọng đạo

Tranh 5: Truyền thống nghệ thuật múa rối nước

Tranh 6: Truyền thống nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Yêu cầu b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp như yêu nước, đoàn kết, hiếu thảo, các lễ hội truyền thống, ca trù, quan họ…

- Truyền thống hiếu thảo: từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.

- Làn điệu truyền thống: Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Yêu cầu c)

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hoá truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống.... được biểu hiện cu thể ở mỗi vùng miền, địa phương.

  - Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  - Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như:

  + Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm;

  + Cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo;

  + Các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

1.2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Câu 1: Em hãy đọc thông tin trang 6 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

Theo em, thông tin trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó.

Trả lời: 

- Thông tin trên đã nói đến truyền thống đoàn kết dân tộc và truyền thống tương thân tương ái, yêu thương con người của dân tộc ta.

- Những truyền thống tốt đẹp này đã tạo nên sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc.

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp trang 7 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?

c) Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Vân luôn tự hào về quê hương, mong muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình với bạn bè quốc tế. Vân đã chăm chỉ học tập, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương mình.

- Trường hợp 2: Hùng đã phát huy truyền thống yêu thương con người, tương thân tương ái của quê hương bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Yêu cầu b)

- Em không đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q.

- Vì: các loại hình nghệ thuật dân gian là những giá trị truyền thống tốt đẹp, được hình thành và khẳng định qua thời gian. Nó giúp thế hệ sau hiểu biết về đời sống văn hóa tinh thần của quê hương, cần phải được quảng bá, gìn giữ và lưu truyền.

Yêu cầu c) Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

- Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

  - Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

  + Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

  + Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy làm việc theo nhóm để lập dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Hướng dẫn giải:

- Đưa ra quy trình lập dự án.

- Lập dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em

Lời giải chi tiết:

Dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp: truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học…

- Bước chuẩn bị:

+ Xác định chủ đề và mục đích của dự án: tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em như: sưu tầm các hình ảnh, video ngắn để giới thiệu…

+ Dự kiến những công việc cần làm theo dự án:

Theo mục đích đã xác định, cần dự kiến những công việc mà học sinh thực hiện như: viết những bài để giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp, làm các video ngắn, vẽ tranh để quảng bá…

+ Dự kiến địa điểm thực hiện: thực hiện theo nhóm.

+ Dự kiến thời gian thực hiện: thực hiện vào thứ bảy và chủ nhật.

+ Dự kiến phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ dự án:

  Để thực hiện việc tuyên truyền những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cần đến những phương tiện, cơ sở vật chất như: giấy, màu, bút vẽ,…

+ Dự kiến sự phối hợp với các lực lượng giáo dục:

Các lực lượng có thể hỗ trợ , giúp đỡ học sinh thực hiện dự án như: gia đình tạo điều kiện, thời gian, phương tiện, hướng dẫn học sinh về các truyền thống văn hóa quê hương mình…

- Bước thực hiện dự án:

+ Theo kế hoạch đã đề ra, các nhóm bàn bạc cách tiến hành và phân công công việc cho nhau.

+ Thực hiện công việc theo nhóm: chụp ảnh, quay và dựng video, vẽ các bức tranh sống động về các làng nghề truyền thống…

- Bước trình bày sản phẩm dự án

+ Sản phẩm chính là hình ảnh, video, bức tranh… của học sinh thực hiện

+ Sản phẩm được giới thiệu, trình bày trong lớp học.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương, các em cần:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 1 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 8 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 8 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 8 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 8 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 8 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Giải Bài tập 1 trang 5 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 2 trang 6 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 3 trang 6 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 4 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 5 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 6 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 7 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 8 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 9 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 10 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 11 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 12 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

Giải Bài tập 13 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Cánh Diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON